Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận “Người chỉ biết sống vì mình thì trở thành người thừa với những người còn lại” để làm rõ luận điểm trên

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận “Người chỉ biết sống vì mình thì trở thành người thừa với những người còn lại” để làm rõ luận điểm trên dưới đây gồm nhiều dạng văn mẫu đã được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Nghị luận vấn đề: “Người chỉ biết sống vì mình thì trở thành người thừa với những người còn lại”

Nhắc tới Việt Nam là người ta nhớ tới hình ảnh về những con người luôn sẵn sàng cưu mang, hy sinh hạnh phúc đời thường của mình để đổi lấy hạnh phúc, ấm no và bình yên cho toàn xã hội. Chúng ta ai mà chẳng có ước muốn được sống trong một gia đình có điều kiện kinh tế tốt nhưng không phải ai cũng may mắn như thế. Mà ngoài đời sống của chúng ta có quá nhiều mảnh đời bất hạnh, con người giàu họ chưa chắc đã xấu, những người nghèo cũng chưa chắc đã tốt, nhưng có một điều ta có thể kết luận được nhanh chóng là những “người chỉ biết sống vì mình dễ trở thành người thừa với những người còn lại”.

Thực trạng “người chỉ biết sống vì mình sẽ trở thành người thừa với những người con lại” đang dần trở thành một vấn nạn của một số bộ phận không nhỏ trong xã hội ngày nay, nhất là đối với giới trẻ, họ thờ ơ với người khác, thấy người khác bị tai nạn, bị cướp giật, hoành hành cũng chỉ biết đứng nhìn chứ chẳng mấy ai đủ cai can đảm để đứng lên lấy lại công bằng cho họ, nhưng nói đúng ra đó là họ xem những việc đó là việc của người khác chứ không phải việc của mình nên họ xem như không nhìn thấy gì.

Đất nước ngày càng phát triển, người dân đã bớt khó khăn đi nhiều, từ chỗ lo cho gia đình đủ “cơm no, áo ấm” thì bây giờ người ta lại chú ý đến ăn sao cho ngon, mặc sao cho đẹp. Thì đây cũng chính là lúc mà đạo đức của con người bị xuống cấp một cách nghiêm trọng, họ coi tính mạng con người như cỏ rác, luôn lấy đồng tiền ra làm thước đo.

Cuộc sống có quá nhiều đổi thay, khiến cho con người cũng thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh, áp lực từ công việc, gia đình khiến một số bộ phận xã hội không giữ nổi mình dần dần bị tha hóa và biến chất, để leo lên các vị trí cao họ buộc phải làm những điều không tốt đối với xã hội, tuy không thể đổ cho hoàn cảnh được nhưng chính hoàn cảnh cũng phần nào đưa đẩy con người ta lao vào làm những cái không đẹp, không hay vô tình đánh mất đi những giá trị đạo đức và phẩm chất của mỗi con người. Họ suy nghĩ và hành động ảnh hưởng tới danh dự, phẩm chất của người khác, họ sẵn sàng đạp đổ mọi thứ, không quan tâm tới những người khác liệu có sao không mà họ làm tất cả để đạt được mục đích mà họ đã đề ra trước đó.

Họ chỉ biết quan tâm đến lợi ích của mình mà vô tình bỏ qua những lợi ích của người khác, nếu mà tập thể, cộng đồng mà ai cũng chỉ nghĩ tới lợi ích của mình mà không bận lòng quan tâm, đoái hoài đến lợi ích của người khác thì xã hội ấy liệu có ý nghĩa gì không. Sống với nhau không phải chỉ ngày một ngày hai mà đó là cả cuộc đời vì thế đừng chỉ vì lợi ích của mình mà đánh đổ đi cái vốn có của con người, đừng để đồng tiền chi phối con người mà con người hãy dùng những đồng tiền đó sử dụng sao cho hợp lý và hiệu quả. Người ta có câu rằng: “Nếu không còn tình nghĩa, con người chỉ là bầy thú giàu sang mà thôi”. Chính vì vậy tình nghĩa nó còn quan trọng hơn cái lợi ích trước mắt rất nhiều.

Cuộc sống mà lúc nào cũng chỉ chạy theo đồng tiền, làm tất cả vì lợi ích của mình mà vô tình quên đi tình nghĩa, sống như thế thật sự rất vô nghĩa và không có gì thú vị, “Người chỉ biết sống vì mình sẽ trở thành những người thừa với những người còn lại”, nếu cứ sống như thế thì con người quả thật ích kỉ và nhỏ nhen.

Nếu sự ích kỷ và hẹp hòi đó lan rộng ra cả xã hội thì sớm hay muộn xã hội đó cũng bị tụt lại, họ sống như thế không chỉ khiến họ sống xa cách với cộng đồng và xã hội, họ trở thành những người thừa trong những con người cùng tồn tại trong xã hội đó. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, họ coi những người còn lại là thừa thãi trong mắt mình thì dĩ nhiên xã hội cũng xem họ là những người thừa không hơn không kém.

Để xã hội phát triển lành mạnh, không tồn tại những suy nghĩ và con người có lối sống hẹp hòi, ích kỷ, chỉ biết bản thân mình thì ngay bây giờ chúng ta hãy cố gắng sống thật ý nghĩa, hãy biết quan tâm, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với nhau, đừng tự biến mình trở thành người thừa của xã hội.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Nghị luận “Người chỉ biết sống vì mình thì trở thành người thừa với những người còn lại” để làm rõ luận điểm trên cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 15
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm