Nghị luận về tinh thần đấu tranh

Nghị luận về tinh thần đấu tranh

Nghị luận về tinh thần đấu tranh là đề văn nghị luận tiêu biểu, được VnDoc biên soạn chi tiết nhằm giúp các bạn học sinh học tập tốt phần nghị luận xã hội. Mời các bạn tham khảo!

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Dàn ý Nghị luận về tinh thần đấu tranh

1.Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu về vấn đề nghị luận là tinh thần đấu tranh.

2. Thân bài

a.Giải thích

Đấu tranh là dùng sức mạnh để chống lại hay diệt trừ hoặc bảo vệ hay giành lấy, hướng đến một mục tiêu lý tương và nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu ấy.

b.Biểu hiện

- Xã hội phong kiến: Đấu tranh khoi cuộc sống trong nô lệ, không thể sống trong sự “bảo hộ”, “khai hoá” của thực dân, đế quốc.

- Xã hội hiện đại: Đấu tranh đẩy lùi những tệ nạn xã hội, những hành vi sai tái đê nhân dân có cuộc sống ấm no, hòa bình, công bằng.

c.Ý nghĩa

- Làm cho cuộc sống của mình năng động hơn, tích cực hơn, tự chủ hơn.

- Rèn luyện được những đức tính cao đẹp: gọn gàng, tự giác, có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu,…

- Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

d.Phê phán

Lên án những con người chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại, sống theo sự sắp đặt sai trái của người khác, sống không có chính kiến và hướng đi cho riêng mình.

3. Kết bài

- Khẳng định lại suy nghĩ, nhận định về đấu tranh

- Rút kinh nghiệm cho bản thân, gửi gắm thông điệp cho mọi người.

Văn mẫu Nghị luận về tinh thần đấu tranh

Cuộc sống yên bình, ấm no ngày nay là kết quả tươi đẹp mà ông cha ta đã đấu tranh, vun đắp và bồi dưỡng qua hàng ngàn năm. Dù trong thời chiến hay thời bình, tinh thần đấu tranh cũng luôn giữ một vai trò rất quan trọng. Vậy "đấu tranh" là gì? Đó là dùng sức mạnh để chống lại hay diệt trừ hoặc bảo vệ hay giành lấy, hướng đến một mục tiêu lý tương và nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu ấy. Từ xa xưa, khi đất nước còn dưới hình thức xã hội phong kiến, ông cha ta đã đấu tranh đưa đất nước và nhân dân ra khỏi cuộc sống nô lệ, nhân dân ta không thể sống trong sự “bảo hộ”, “khai hoá” của thực dân, đế quốc. Khi đất nước đã thoát ra khỏi vòng vây của giặc, ở thời đại ngày nay, tinh thần đấu tranh vẫn chưa hề phai mờ. Nhà nước và nhân dân vẫn cùng nhau đấu tranh đẩy lùi những tệ nạn xã hội, những hành vi sai tái để nhân dân có cuộc sống ấm no, hòa bình, công bằng. Tinh thần đấu tranh luôn chảy trong dòng máu ấm nóng của mỗi dân tộc Việt Nam. Tinh thần ấy đã khiến cho cuộc sống của mỗi cá nhân nói riêng và tập thể nói chung trở nên năng động hơn, tích cực và tự chủ hơn. Không chỉ vậy mà còn rèn luyện cho ta được những đức tính cao đẹp: gọn gàng, tự giác, có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tinh thần đấu tranh chẳng hề xa lạ khi nhân dân ta đã chịu đựng và đấu tranh 80 năm trời cho thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Và càng thể hiện rõ hơn ngày nay, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 (tại Hà Nội ngày 30/6/2022) đã đưa ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn những con người chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại, sống theo sự sắp đặt sai trái của người khác, sống không có chính kiến và hướng đi cho riêng mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán. Tinh thần đấu tranh là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Mỗi người cần tự rèn luyện và trau dồi bản thân mình để có thể đưa đất nước ngày một đi lên.

--------------------------------------------------------

VnDoc hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các tài liệu khác tại Ngữ văn lớp 9, Mở bài - Kết bài hay lớp 9

Đánh giá bài viết
1 729
Sắp xếp theo

    Nghị luận xã hội lớp 9

    Xem thêm