Khang Anh Địa Lý Lớp 12

Nhận xét sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây

1. Quan sát trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), nhận xét sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây?

2. Hãy quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, nêu dẫn chứng về mối quan hệ đó?

3. Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên?

3
3 Câu trả lời
  • Xử Nữ
    Xử Nữ

    1. Sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây

    Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành ba dải rõ rệt:

    - Vùng biển và thềm lục địa: diện tích lớn gấp ba lần đất liền.

    - Vùng đồng bằng ven biển:

    + Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thểm lục địa rộng nông.

    + Đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp; các dạng địa hình cồn cát, đầm phá, vũng vịnh phổ biến…

    - Vùng đồi núi phía Tây: Sự phân hóa thiên nhiên rất phức tạp.

    2. Mối quan hệ giữa độ nông – sâu, rộng – hẹp của thềm lục địa với vùng đồng bằng, đồi núi kế bên

    - Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, thềm lục địa khu vực vùng biển rộng, nông, thoải, các đường đẳng sâu thoải dần ra biển, diện tích khu vực có độ sâu dưới 200 m rất lớn.

    - Khu vực ven biển miền Trung, nhất là Nam Trung Bộ có núi ăn lan ra sát biển, thềm lục địa hẹp, dốc, các đường đẳng sâu đổ mau xuống độ sâu 2000 m.

    3. Ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi

    - Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc:

    + Vùng núi Đông Bắc: địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông, đón gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào nội địa nên thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt gió mùa với mùa đông lạnh, đến sớm và kết thúc muộn.

    + Vùng núi thấp phía nam của Tây Bắc do ảnh hưởng của bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng tây bắc - đông nam ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên cảnh quan thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: mùa đông bớt lạnh và khô hơn, mùa hạ đến sớm hơn và đôi khi có gió phơn hoạt động (do gió Tây Nam vượt các dãy núi biên giới Việt Lào).


    + Vùng núi cao của Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên mang tính chất ôn đới (do phân hóa đai cao).

    - Đông Trường Sơn và Tây Nguyên:

    + Đầu mùa hạ, khi Tây Nguyên và Nam Bộ đón gió mùa Tây Nam có mưa lớn thì Đông Trường Sơn do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc nên chịu hiệu ứng phơn khô nóng.

    + Ngược lại, vào thời kì thu đông, khi Đông Trường Sơn đón các luồng gió từ biển thổi vào gặp bức chắn địa hình (dãy Trường Sơn) gây mưa lớn thì Tây Nguyên và Nam Bộ lại bước vào mùa khô.

    0 Trả lời 09/12/21
    • Mỡ
      Mỡ

      Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân chia thành 3 dải rõ rệt:

      a) Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa

      - Vùng biển rộng và có rất nhiềụ hòn đảo lớn nhỏ.

      - Thềm lục địa phía bắc và phía nam có đáy nông, mở rộng, nơi quần tụ nhiều đào ven bờ và mở rộng của các đồng bằng châu thổ. Đường bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.

      b) Thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển

      - Nơi hình thành các đồng bằng châu thổ sông Hổng, sông Cửu Long, đổi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng.

      - Dải đồng bằng ven biển từ Móng Cái đến Hải Phòng và từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành nhũng đổng bằng nhỏ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.

      c) Thiên nhiên vùng đồi núi

      - Ở vùng núi thấp Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm. Ở vùng núi thấp Tây Bắc, mùa hạ đến sớm, lượng mưa giảm.

      - Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô. Vào mùa mưa Tây Nguyên thì bên sườn Đông lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

      0 Trả lời 09/12/21
      • Đen2017
        Đen2017

        Trong bài Giải bài tập SGK Địa lý 12 bài 11 có đáp án đó bạn

        0 Trả lời 09/12/21

        Địa Lý

        Xem thêm