Phân tích các điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội

Phân tích các điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Phân tích các điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội

Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn

Trong tái sản xuất giản đơn, toàn bộ giá trị thặng dư được sử dụng hết cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Vì vậy, để nghiên cứu điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội, quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong tái sản xuất giản đơn, C. Mác đưa ra mô hình sau:

Khu vực I: 4.000c + 1.000v + 1.000m = 6.000 (tư liệu sản xuất);

Khu vực II: 2.000c + 500v + 500m = 3.000 (tư liệu tiêu dùng);

Tổng sản phẩm xã hội là 9.000.

Để cho sản xuất hằng năm có thể lặp di lặp lại với quy mô như cũ thì toàn bộ sản phẩm của hai khu vực phải được tiến hành như sau:

+ Khu vực I:

* Bộ phận 4.000c là giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí. Nó (được bù đắp bằng trao đổi trong nội bộ khu vực I, lấy trong 6.000 sản phẩm của khu vực này là tư liệu sản xuất.

* Bộ phận II (v + m) = (1.000v +1.000m) là tiền lương của công nhân và phần giá trị thặng dư của nhà tư bản. Về mặt hiện vật, hai bộ phận này tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất không thể trực tiếp tiêu dùng cá nhân nên được đem trao đổi với khu vực II để lấy tư liệu tiêu dùng.

+ Khu vực II:

* Bộ phận (500v + 500m) là tiền lương của công nhân và phần giá trị thặng dư của nhà tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu tiêu dùng nên được trao đổi trong nội bộ khu vực II lấy từ 3.000 sản phẩm của khu vực này là tư liệu tiêu dùng.

* 2.000c là phần để khu vực II bù đắp tư liệu sản xuất đã hao phí. Về mặt hiện vật, bộ phận này tồn tại dưới hình thái tư liệu tiêu dùng nên phải đem trao đổi với khu vực I để lấy tư liệu sản xuất.

Quan hệ trao đổi giữa hai khu vực có thể biểu diễn như sau:

I (1.000v + 1.000m) = II (2.000c)

Với việc thực hiện trao đổi như trên, sản xuất của năm sau sẽ được phục hồi và diễn ra theo quy mô như cũ.

+ Điều kiện để thực hiện tái sản xuất giản đơn của tư bản xã hội là:

Điều kiện thứ nhất: I (v + m) = II c

Cung của khu vực I về những tư liệu sản xuất mới tạo ra phải bằng cầu về tư liệu sản xuất của khu vực II, đồng thời cung về tư liệu tiêu dùng của khu vực II phải bằng cầu về tư liệu tiêu dùng của công nhân và nhà tư bản ở khu vực I.

Điều kiện thứ hai: I(c + v + m) = Ic + IIc

Tổng cung về tư liệu sản xuất của xã hội phải bằng tổng cầu về tư liệu sản xuất của cả hai khu vực. Điều này phản ánh quan hệ cung cầu về tư liệu sản xuất trong xã hội.

Điều kiện thứ ba: II (c + v + m) = I (v + m) + II (v + m)

Tổng cung về tư liệu tiêu dùng của xã hội phải bằng tổng cầu về tư liệu tiêu dùng cả hai khu vực của nền kinh tế. Điều kiện này phản ánh quan hệ cung cầu về tư liệu tiêu dùng trong xã hội.

Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng

+ Muốn có tái sản xuất mở rộng phải biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản bất biến phụ thêm (c) và tư bản khả biến phụ thêm (v), nhưng các bộ phận giá trị phụ thêm đó phải tìm được những nguồn cung về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng phụ thêm dưới hình thái vật chất tương ứng với nhu cầu của nó. Muốn có thêm tư liệu sản xuất thì khu vực I phải cung ứng lượng tư liệu sản xuất nhiều hơn trong tái sản xuất giản đơn, để không những phụ thềm tư liệu sản xuất cho khu vực I mà cả cho khu vực II. Ngược lại, khu vực II cũng phải sản xuất ra lượng lư liệu tiêu dùng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm của cả hai khu vực. Điều đó làm cho cơ cấu sản xuất xã hội có những thay đổi.

+ Do việc: cung cấp tăng thêm số lượng tư liệu sản xuất có vai trò quyết định đối với tái sản xuất mở rộng, nên C. Mác đã đưa ra mô hình của tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội như sau:

Khu vực I: 4.000c + l.000v + l.000m = 6.000 (tư liệu sản xuất).

Khu vực II: 1.500c + 750v + 750m = 3.000 (tư liệu tiêu dùng).

+ Điều kiện cơ bản để thực hiện trong tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội là:

Điều kiện thứ nhất: I (v + m) > II c

Giá trị mới của khu vực I sản xuất ra phải lớn hơn giá trị tư liệu sản xuất của khu vực II đã tiêu dùng.

Điều kiện thứ hai: I (c + v + m) > I c + II c

Toàn bộ giá trị sản phẩm của khu vực I phải lớn hơn tổng giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu dùng của cả hai khu vực. Có như vậy, cả hai khu vực sản xuất của xã hội mới có tư liệu sản xuất phụ thêm để mở rộng sản xuất.

Điều kiện thứ ba: II (c + v + m) < 1 (v + m) < II (v + m)

Toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm của khu vực II. Có như vậy mới có thể dành một phần thu nhập quốc dân để mở rộng sản xuất.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân tích các điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội về đặc điểm và điều kiện của sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn và mở rộng tư bản xã hội...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân tích các điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 92
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm