Phân tích đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

VnDoc xin giới thiệu bài Phân tích đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Phân tích đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Khái niệm

Theo văn kiện đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Phân tích đặc điểm:

Thứ nhất, về hệ thống mục tiêu của nền kinh tế t/trường định hướng XHCN:

+ Giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện CNH – HĐH, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH;

+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân;

+ Tiêu dùng được bảo vệ trên cơ sở pháp luật của nhà nước.

Thứ hai, về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN có cấu trúc từ nhiều loại hình, hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế. Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, trong đó: chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi CNXH được xây dựng xong về cơ bản. Từ các hình thức sở hữu đó hình thành nên nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen hỗn hợp. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường tịnh hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế NN giữ vai trò chủ đạo, kinh tế NN cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Thứ ba, về cơ chế vận hành kinh tế: là cơ chế thị trường có sự quản lý của NN để đảm bảo phân bổ hợp lý các lợi ích và nguồn lực, kích thích phát triển các tiềm năng kinh doanh và các lực lượng sản xuất, tăng hiệu quả và tăng năng suất lao động; thực hiện việc quản lý vĩ mô đối với kinh tế thị trường trên cơ sở học tập vận dụng kinh nghiệm có chọn lọc cách quản lý kinh tế của các các nước tư bản, điều chỉnh cơ chế kinh tế, giáo dục đạo đức kinh doanh phù hợp; thống nhất điều hành, điều tiết và hướng dẫn sự vận hành nền kinh tế cả nước theo đúng mục tiêu phát triển xã hội.

Thứ tư, về hình thức phân phối: có nhiều hình thức đan xen, vừa thực hiện theo nguyên tắc phân phối của KTTT và nguyên tắc phân phối của CNXH. Trong đó cần ưu tiên phân phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng và hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự phân phối công bằng và hạn chế bất bình đẳng xã hội.

Thứ năm, về nguyên tắc giải quyết các mặt, các mối quan hệ chủ yếu: Phải kết hợp ngay từ đầu giữa LLSX với QHSX, bảo đảm giải phóng LLSX, xây dựng LLSX mới kết hợp với củng cố và hoàn thiện QHSX, nhằm phục vụ cho phát triển sản xuất và công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; giữa phát triển sx với từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và công bằng xã hội, ngăn chặn các tệ nạn xã hội; giải quyết tốt các nhiệm vụ chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường.

Thứ sáu, về tính cộng đồng và tính dân tộc: Mang tính cộng đồng cao theo truyền thống của XHVN, phát triển có sự tham gia của cộng đồng và vì lợi ích của cộng đồng, hướng tới xây dựng 1 cộng đồng xã hội giàu có, đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần, công bằng dân chủ văn minh, đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.

Thứ bảy, về quan hệ quốc tế: KTTT định hướng XHCN dựa vào sự phát huy tối đa nguồn lực trong nước và triệt để tranh thủ nguồn lực ngoài nước theo phương châm “Kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại” và sử dựng một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất, để phát triển nền kinh tế đất nước với tốc độ nhanh, hiện đại và bền vững.

-----------------------

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Phân tích đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 3.257
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Cậu Milos
    Cậu Milos

    LLSX vs QHSX là gì vậy ạ???

    Thích Phản hồi 05/10/22
    • Nhân Mã
      Nhân Mã

      lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

      Thích Phản hồi 05/10/22

Cao đẳng - Đại học

Xem thêm