Quản lý bán hàng cá nhân

Quản lý bán hàng cá nhân được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Quy trình của hoạt động bán hàng cá nhân

Bước 1: Thăm dò, đánh giá và thiết lập mối quan hệ với khách hàng

– Thăm dò: là bước đầu tiên trong quá trình bán hàng nhằm mục đích xác định những khách hàng triển vọng có nhu cầu với sản phẩm.

– Đánh giá khách hàng tiềm năng: là quá trình mà người bán tìm hiểu về khách hàng tiềm năng (khả năng tài chính, khối lượng kinh doanh,…) để xác định phân loại khách hàng, khả năng theo đuổi.

– Tiếp cận khách hàng tiềm năng: nhân viên bán hàng phải thu thập thông tin về khách hàng, xem xét cách tiếp cận nào với thời gian nào là phù hợp và hiệu quả nhằm tiếp xúc với người mua.

Bước 2: chuẩn bị tiếp xúc khách hàng: tiếp xúc tìm hiểu , tạo niềm tin và tình cảm với khách hàng tiềm năng

Bước 3: Tiếp xúc khách hàng tiềm năng.

Bước 4: Giới thiệu sản phẩm và thương lượng các tình huống khách hàng từ chối:

– Trình bày đặc tính và lợi ích của sản phẩm: trình bày và giới thiệu về sản phẩm mà khách hàng có nhu cầu và chứng tỏ sản phẩm đó thỏa mãn nhu cầu của họ. Để giới thiệu có hiệu quả nhân viên phải am hiểu thông tin đầy đủ về sản phẩm.

– Xử lý các ý kiến phản đối: người mua thường có các ý kiến phản bác về sản phẩm và người bán phải xử lý một cách tích cực và logic.

Bước 5: Kết thúc một cuộc bán hàng: nhân viên nhận biết và đánh giá mức độ sẵn sàng của người mua và yêu cầu họ đặt hàng.

Bước 6: Theo dõi, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng và chăm sóc khách hàng.

2. Công việc quản trị bán hàng

Để quá trình bán hàng được thực hiện tốt, cần có chức năng quản trị bán hàng. Đó là quá trình phân tích, lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động bán hàng.

Cụ thể, những trách nhiệm của người quản trị bán hàng được chia ít nhất thành 7 lĩnh vực chính:

- Phát triển tổ chức bán hàng hiệu quả

- Xây dựng các chương trình bán hàng dài hạn và ngắn hạn

- Tuyển mộ, đào tạo và giám sát lực lượng bán

- Xây dựng ngân sách bán hàng và kiểm soát các chi phí bán hàng

- Phối hợp nỗ lực bán hàng cá nhân với những biến số khác của hoạt động xúc tiến

- Duy trì đường dây liên lực giữa lực lượng bán, khách hàng với các bộ phận khác như quảng cáo, sản xuất, hậu cần

- Tiến hành dự báo bán hàng và xây dựng các nghiên cứu marketing thích hợp

Các nhà quản trị bán hàng có nhiệm vụ hàng đầu là thiết lập và duy trì một tổ chức bán hàng tích cực. Về quyền lực, họ có vị trí ngang bằng những người điều hành marketing khác, những người quản lý từng chức năng của chương trình marketing như quảng cáo, kế hoạch hóa sản phẩm, hoặc quản lý phân phối vật chất.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quản lý bán hàng cá nhân về đặc điểm của công việc quản trị bán hàng, quy trình của hoạt động bán hàng cá nhân...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quản lý bán hàng cá nhân. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 40
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm