Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Ý nghĩa của văn chương lớp 9 Ngắn nhất

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Chuẩn bị đọc Ý nghĩa văn chương Ngắn nhất

Khi thưởng thức một tác phẩm văn chương, bản thân em thu nhận được điều gì?

Trả lời:

Gợi ý:

Em được "chiêm ngưỡng" những cảnh đẹp chưa từng được đặt chân đến, được trải qua những cung bậc cảm xúc mới lạ, được làm quen với những người bạn mới.

B. Trải nghiệm cùng văn bản Ý nghĩa văn chương Ngắn nhất

Suy luận trang 38: Tác giả kể câu chuyện ở đầu văn bản nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Giới thiệu về nguồn gốc của thi ca đồng thời thu hút sự chú ý của người đọc.

Theo dõi trang 38: Xác định một số từ ngữ, câu văn thể hiện đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn này.

Trả lời:

  • nhà văn sẽ quên mình, thoát mình ra ngoài phạm vi hẹp hòi của bản thân để sống cái đời của mọi người
  • vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thỏa mãn nổi tình cảm dồi dào của nhà văn
  • nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác
  • Nếu có một người yêu Thuý Kiều còn nồng nàn hơn Kim Trọng, người ấy là Nguyễn Du

Suy luận trang 39: Văn nhân, thi sĩ làm phong phú thêm cuộc sống con người bằng cách nào?

Trả lời:

  • sáng tạo ra những tình cảm, cảm giác và lưu truyền lại
  • đưa cảm giác riêng của bản thân làm thành cảm giác chung của mọi người

C. Suy ngẫm và phản hồi Ý nghĩa văn chương Ngắn nhất

Câu 1 trang 40: Luận đề của văn bản là gì? Xác định bố cục và luận điểm của văn bản dựa vào gợi ý sau (làm vào vở)

Bố cục văn bảnLuận điểm
Phần 1: Từ đầu đến "lòng vị tha"- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài
Phần 2:...

Trả lời:

- Luận đề: Ý nghĩa của văn chương

- Bố cục và luận điểm của văn bản:

Bố cụcLuận điểm
Phần 1: Từ đầu đến "lòng vị tha"- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài
Phần 2: Phần còn lại

- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

- Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến nghìn lần.

Câu 2 trang 40: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong tác phẩm. Những lí lẽ, bằng chứng trong phần 2 đã góp phàn làm sáng tỏ luận đề như thế nào?

Trả lời:

Luận điểmBằng chứngLí lẽ

Luận điểm 1

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài

Luận điểm 1.1

Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng

- Những cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà con người bỏ lỡ- Văn chương có nhiệm vụ "vén tấm màn đen ấy, tìm cái hay, cái đẹp, cái lạ" để "làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm" qua tác phẩm

Luận điểm 1.2

Văn chương còn sáng tạo ra sự sống

- Nhà văn sáng tạo ra thế giới khác, những người, những sự vật khác- "thỏa mãn mối tình cảm dồi dào" của nhà văn
- Nguyễn Du và nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của ông- "trao sự sống" cho nhân vật

Luận điểm 2

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến nghìn lần.

- Phần nhiều những tình cảm, cảm giác của con người thời bây giờ đều do một ít thiên tài sáng tạo thời xưa tạo ra và truyền lại

- phong cảnh đã thay đổi từ khi có những nhà văn đưa cảm giác riêng của họ làm thành cảm giác chung

- Thế giới như ngày nay là một sự sáng tạo

- Nếu thiếu nghệ sĩ trong lịch sử và tâm linh nhân loại, "cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào"

Câu 3 trang 40: Lí lẽ, bằng chứng nào trong văn bản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Hãy chia sẻ ấn tượng ấy với bạn.

Trả lời:

HS tự chọn ra lí lẽ, bằng chứng mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất.

Câu 4 trang 40: Nhận xét về cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan trong đoạn: “Làm trọn nhiệm vụ ấy…thiếu nữ trong truyện”

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 40: Hoài Thanh cho rằng: “Trên quả đất này từ khi có loài người bao giờ vẫn núi non ấy, cây cỏ ấy, thế mà một người đời xưa với một người đời nay nào có trông thấy như nhau”. Em hãy tìm một ví dụ trong văn học chi thấy những cách nhìn khác nhau về cảnh thiên nhiên.

Đang cập nhật...

Câu 6 trang 40: Trong bối cảnh đương đại với nhiều vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, sự bùng nổ của mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo, văn chương có cần thiết với chúng ta không? Vì sao em cho là như vậy? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Đang cập nhật...

Đánh giá bài viết
86 15.377
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo Ngắn nhất

    Xem thêm