Trắc nghiệm môn GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật - Phần 1
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm GDCD 12, Trắc nghiệm môn GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật - Phần 1 có đáp án. Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.
Bài 2: Thực hiện pháp luật
Trắc nghiệm môn GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật
Câu 1. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật
- đi vào cuộc sống.
- gắn bó với thực tiễn.
- quen thuộc trong cuộc sống.
- có chỗ đứng trong thực tiễn.
Câu 2. Thực hiện pháp luật là hành vi
- thiện chí của cá nhân, tổ chức.
- hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- tự nguyện của mọi người.
- dân chủ trong xã hội.
Câu 3. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật?
- Không thích hợp.
- Lỗi.
- Trái pháp luật.
- Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Câu 4. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây?
- Quản lý nhà nước.
- An toàn lao động.
- Ký kết hợp đồng.
- Công vụ nhà nước.
Câu 5. Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?
- Bốn hình thức.
- Ba hình thức.
- Hai hình thức.
- Một hình thức.
Câu 6. Có mấy loại vi phạm pháp luật?
- Bốn loại. B. Năm loại. C. Sáu loại. D. Hai loại.
Câu 7. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
- các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
- các quy tắc quản lý nhà nước.
- trật tự, an toàn xã hội.
Câu 8. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản, đó là quan hệ
- sở hữu, hợp đồng.
- hành chính, mệnh lệnh.
- sản xuất, kinh doanh.
- trật tự, an toàn xã hội.
Câu 9. Người phải chịu hình phạt từ là phải chịu trách nhiệm
- hình sự. B. hành chính. C. kỷ luật. D. dân sự.
Câu 10. Hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là
- vi phạm hành chính.
- vi phạm dân sự.
- vi phạm kinh tế.
- vi phạm quyền tác giả.
Câu 11. Người phải chịu trách nhiệm hình sự có thẻ chịu
- hình phạt tù. B. phê bình. C. hạ bậc lương. D. kiểm điểm.
Câu 12. Người có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm
- hành chính. B. kỉ luật. C. bồi thường. D. dân sự.
Câu 13. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm
- hình sự.
- hành chính.
- qui tắc quản lí xã hội.
- an toàn xã hội.
Câu 14. Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây?
- Tự tiện.
- Trái pháp luật.
- Có lỗi.
- Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Câu 15. Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là
- vi phạm kỷ luật.
- vi phạm hành chính.
- vi phạm nội quy cơ quan.
- vi phạm dân sự.
Câu 16. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là hành vi vi phạm
- hành chính. B. dân sự. C. kỉ luật. D. quan hệ xã hội.
Câu 17. Vi phạm pháp luật không bao gồm dấu hiệu nào dưới đây?
- Trái phong tục tập quán.
- Lỗi.
- Trái pháp luật.
- Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Câu 18. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến
- các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
- nội quy trường học.
- các quan hệ xã hội.
- các quan hệ giữa nhà trường và học sinh.
Câu 19. Vi phạm pháp luật không bao gồm dấu hiệu nào dưới đây?
- Trái chính sách.
- Trái pháp luật.
- Lỗi của chủ thể.
- Năng lực trách nhiệm pháp lí của chủ thể.
Câu 20. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân, đó là các quan hệ về mặt
- tinh thần. B. lao động. C. xã giao. D. hợp tác.
Câu 21. Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm
- dân sự.
- hành chính.
- trật tự xã hội.
- quan hệ kinh tế.
Câu 22. Vi phạm pháp luật là hành vi
- trái thuần phong mĩ tục.
- trái pháp luật.
- trái đạo đức xã hội.
- trái nội quy của tập thể.
Câu 23. Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho
- các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- các quan hệ chính trị của nhà nước.
- các lợi ích của tổ chức, cá nhân.
- các hoạt động của tổ chức, cá nhân.
Câu 24. Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể
- nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
- hiểu được hành vi của mình.
- nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.
- có kiến thức về lĩnh vực mình làm.
Câu 25. Vi phạm pháp luật có dấu hiệu nào dưới đây?
- Khuyết điểm. B. Lỗi. C. Hạn chế. D. Yếu kém.
Câu 26. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình?
- Không cẩn thận.
- Vi phạm pháp luật.
- Thiếu suy nghĩ.
- Thiếu kế hoạch.
Câu 27. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?
- Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.
- Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
- Xác định được người tốt và người xấu.
- Cách li người vi phạm với những người xung quanh.
Câu 28. Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái pháp luật là một trong các mục đích của
- giáo dục pháp luật.
- trách nhiệm pháp lí.
- thực hiện pháp luật.
- vận dụng pháp luật.
Câu 29. Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là
- nghi phạm. B. tội phạm. C. vi phạm. D. xâm phạm.
Câu 30. Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây?
- Cảnh cáo.
- Phê bình.
- Chuyển công tác khác.
- Buộc thôi việc.
Câu 31. Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật?
- Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
- Mọi cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
- Mọi cơ quan, tổ chức.
- Mọi công dân.
Câu 32. Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
- Từ đủ 14 tuổi trở lên.
- Từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Từ đủ 17 tuổi trở lên.
- Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 33. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?
- Từ đủ 12 tuổi trở lên.
- Từ đủ 14 tuổi trở lên.
- Từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 34. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
- Từ đủ 12 tuổi trở lên.
- Từ đủ 14 tuổi trở lên.
- Từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 35. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra?
- Từ đủ 14 tuổi.
- Từ đủ 16 tuổi.
- Từ đủ 17 tuổi.
- Từ đủ 18 tuổi.
Câu 36. Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý?
- Từ đủ 14 đến dưới 16.
- Từ đủ 15 dến dưới 16.
- Từ đủ 15 đến dưới 18.
- Từ đủ 14 đến dưới 18.
Câu 37. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
- Trách nhiệm hành chính.
- Trách nhiệm dân sự.
- Trách nhiệm xã hội.
- Trách nhiệm kỉ luật.
Câu 38. Công chức nhà nước vi phạm những điều cấm không được làm là vi phạm
- hành chính.
- kỉ luật.
- nội quy lao động.
- quy tắc an toàn lao động.
Câu 39. Hành vi nào dưới đây không phải là trái pháp luật?
- Đi xe máy vượt đèn đỏ theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Học sinh 16 tuổi không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy.
- Học sinh 12 tuổi đi xe đạp điện đến trường.
- Đỗ xe đạp dưới lòng đường.
Câu 40. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý?
- Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.
- Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
- Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.
- Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi.
Câu 41. Người có hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vi phạm
- hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật.
Câu 42. Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi
- không thiện chí.
- trái pháp luật.
- không phù hợp.
- trái với các quan hệ xã hội.
Câu 43. Cán bộ, công chức vi phạm công vụ nhà nước thì phải chịu trách nhiệm
- dân sự. B. kỉ luật. C. hình sự. D. hành chính.
Câu 44. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật dân sự?
- Làm mất tài sản của người khá.
- Đi học muộn không có lí do chính đáng.
- Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khá.
- Người mua hàng không trả tiền đúng thời hạn cho người bán.
Câu 45. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra?
- Từ đủ 12 tuổi.
- Từ đủ 14 tuổi.
- Từ đủ 16 tuổi.
- Từ đủ 18 tuổi.
Câu 46. Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được
- sử dụng pháp luật.
- thi hành pháp luật.
- tuân thủ pháp luật.
- áp dụng pháp luật.
Câu 47. Đối tượng bị xử phạt vi phạm kỷ luật là
- công dân.
- cán bộ, công chức.
- học sinh.
- cơ quan, tổ chức.
Câu 48. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên có độ tuổi là bao nhiêu?
- Chưa đủ 14 tuổi.
- Chưa đủ 16 tuổi.
- Chưa đủ 18 tuổi.
- Chưa đủ 20 tuổi.
Câu 49. Năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân bao gồm
- độ tuổi và nhận thức.
- độ tuổi và trình độ.
- độ tuổi và hành vi.
- nhận thức và hành vi.
Câu 50. Độ tuổi của con người có năng lực trách nhiệm pháp lí là
- từ đủ 14 tuổi trở lên.
- từ đủ 16 tuổi trở lên.
- từ đủ 18 tuổi trở lên.
- từ đủ 21 tuổi trở lên.
Đáp án trắc nghiệm môn GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật
1 - A | 2 - B | 3 - A | 4 - A | 5 - A | 6 - A | 7 - A | 8 - A | 9 -A | 10 -B |
11 -A | 12 -A | 13 -A | 14 -A | 15 -A | 16 -A | 17 -A | 18 -A | 19 -A | 20 -A |
21 -B | 22 -B | 23 -A | 24 -A | 25 -B | 26 -B | 27 -B | 28 -B | 29 -B | 30 -B |
31 -B | 32 -B | 33 -B | 34 -B | 35 -B | 36 -A | 37 -B | 38 -B | 39 -A | 40 -A |
41 -B | 42 -B | 43 -B | 44 -B | 45 -C | 46 -D | 47 -B | 48 -C | 49 -A | 50 -A |
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm môn GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật - Phần 1. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.