Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Gấu Bông Lịch Sử

Trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu

Câu hỏi 1 trang 11 sgk Lịch sử và Địa lí 7

Quan sát hình 3 và đọc thông tin trong mục, em hãy trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu.

Quan sát hình 3 và đọc thông tin trong mục, em hãy trình bày đặc điểm của lãnh địa

3
3 Câu trả lời
  • Bé Heo
    Bé Heo

    Lãnh địa phong kiến ở Tây Âu có những đặc điểm:

    - Là đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của Tây Âu cho đến thế kỉ IX.

    - Là khu đất rộng lớn thuộc sở hữu của một lãnh chúa, bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

    - Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, tòa án, thuế khóa, tiền tệ, hệ thống đo lường riêng.

    - Kinh tế chủ đạo của lãnh địa là nông nghiệp, tự cấp, tự túc, ít trao đổi với bên ngoài.

    - Lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động tô, thuế của nông nô.

    Trả lời hay
    2 Trả lời 29/06/22
    • Bọ Cạp
      Bọ Cạp

      Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu:

      - Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị kinh tế, chính trị độc lập và cơ bản của Tây Âu thời kì này. Đứng đầu mỗi lãnh địa phong kiến là một lãnh chúa – “ông vua” cai quản lãnh địa của mình.

      - Cấu trúc lãnh địa:

      + Là một khu đất rộng lớn gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

      + Bao quanh lãnh địa là hào nước và tường thành chắc chắn. Bên ngoài tường thành là nhà ở của nông nô, nhà kho,…

      + Bên trong lãnh địa có lâu đài của lãnh chúa ở vị trí trung tâm, nhà thờ,..

      - Lãnh chúa lập ra quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ và đo lường riêng. Thậm chí nhà vua còn không có quyền can thiệp vào lãnh địa bởi quyền “miễn trừ”.

      - Kinh tế lãnh địa:

      + Mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

      + Nông nô sản xuất mọi thứ đáp ứng nhu cầu trong lãnh địa từ lương thực, đồ dùng,...

      + Chỉ những thứ không sản xuất được mới mua từ bên ngoài: muối, sắt, hàng xa xỉ phẩm phương Đông,…

      - Lãnh chúa sống xa hoa trên sự bóc lột sức lao động nông nô. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp rất nhiều loại thuế khác nhau: thuế cưới xin, ma chay,…

      0 Trả lời 29/06/22
      • Bi
        Bi

        - Lãnh địa phong kiến là vùng đất đai rộng lớn mà các lãnh chúa chiếm làm của riêng.

        - Cấu trúc của lãnh địa:

        + Trong lãnh địa có các lâu đài của lãnh chúa, nhà thờ, nhà ở của nông nô,…. giống hệt như một vương quốc nhỏ.

        + Vùng đất ở xung quanh lâu đài của lãnh chúa được gọi là đất khẩu phần. Vùng đất này được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế…

        - Đặc điểm chính trị - kinh tế - xã hội trong lãnh địa:

        + Lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập. Trong lãnh địa, lãnh chúa lập ra quân đội, tòa án, ban hành luật pháp, chế độ thuế khóa, tiền tệ, đo lường riêng… Thậm chí nhà vua cũng không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.

        + Lãnh địa đồng thời là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự cấp, tự túc. Nông nô tự sản xuất lương thực, thực phẩm và mọi thứ đồ dùng, họ chỉ mua một số thứ bên ngoài như: muối, sắt, một số mặt hàng xa xỉ (lụa, hương liệu….).

        + Trong lãnh địa: lãnh chúa không tham gia vào sản xuất, sống xa hoa; còn nông nô phải lao động khổ cực; cuộc sống của họ phụ thuộc vào lãnh chúa.

        0 Trả lời 29/06/22

        Lịch Sử

        Xem thêm