Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Thuận 2024

Sáng 3/6, các thí sinh Bình Thuận bắt đầu làm bài thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bình Thuận năm 2024 kèm đáp án tham khảo sau khi hết thời gian làm bài. Mời các bạn theo dõi.

1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Bình Thuận 2024

ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm: Sang thu

- Tác giả: Hữu Thỉnh.

Câu 2.

Những từ ngữ chỉ thiên nhiên trong đoạn thơ trên bao gồm: nắng, cơn mưa, sấm, hàng cây.

Câu 3.

Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” có thể hiểu là: phép nhân hóa gợi cái xế chiều của đời người, gợi hình ảnh những con người đã trưởng thành, trầm tĩnh và vững vàng hơn.

Câu 4.

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Nghị luận.

Câu 5.

Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ:

- Nhấn mạnh thành quả của sự cố gắng.

- Tăng sức gợi cho câu văn.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng tử. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được ý nghĩa của sự tha thứ với mỗi con người.

Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách, sau đây là gợi ý

* Nêu vấn đề nghị luận: Cách nuôi dưỡng ước mơ của em.

* Bản luận

- Nuôi dưỡng ước mơ là quá trình giữ cho niềm tin về mục tiêu trong cuộc sống luôn được phát triển và sống động.

- Cách nuôi dưỡng ước mơ:

+ Để nuôi dưỡng ước mơ, trước hết chúng ta cần phải xác định được ước mơ của bản thân là gì?

+ Khi đã xác định được ước muốn của bản thân, con người cần nỗ lực vì ước muốn đỏ bằng nhiều cách: Trau dồi kĩ năng, tích cực học hỏi, tích cực trải nghiệm,...

+ Đối với những khó khăn thử thách trên quá trình thực hiện ước mơ cần kiên nhẫn vượt qua.

+ Luôn để ngọn lửa ước mơ trong mình không lụi tắt bằng cách như: lắng nghe bên trong, lắng nghe những diễn giả truyền cảm hứng,....

- Liên hệ bản thân.

Câu 2.

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải.

- Bài thơ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.

- Giới thiệu hai khổ thơ 4 và 5.

II. Thân bài

1. Phân tích khổ 4: Những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người.

"Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến."

+ "ta" - "hoa" - "ca": giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp.

+ Điệp từ "ta" được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha.

+ Động từ "lam" - "nhập" ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hóa thân đến diệu kỳ - hóa thân để sống đẹp, sống có ích.

+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm.

+ Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình.

+ Cái "tôi" của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyển hóa thành cái "ta". Có cả cái riêng và chung trong cái "ta" ấy. Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhâ và cộng đồng những cái riêng và cái chung.

+ Hình ảnh "nốt trầm" và lặp lại số từ "một" tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm "một nốt trầm" nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến" để góp vòa bản hòa ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.

→ Ước nguyện của nhà thơ và cũng là ước nguyện của nhiều người.

2. Phân tích khổ 5: Lẽ sống của Thanh Hải

"Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc."

+ Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa, làm con chim, làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời.

+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một ẩn dụ dầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh túy của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.

+ Cặp từ láy "nho nhỏ", "lặng lẽ" cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân

→ Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến. Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống. Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người.

+ Thanh Hải đã ước nguyện: "Lặng lẽ dâng cho đời / Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc". Lời nguyện ước thủy chung, son sắt. Điệp ngữ "Dù là"như tiếng lòng tự dặn mình: dẫu ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.

→ Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thiết tha. Vì vậy mà sức lan tỏa của nó thật lớn.

3. Đánh giá

- Với thể thơ năm chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.

- Hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt một số hình ảnh "cành hoa, con chim, mùa xuân" được lặp đi lặp lại nâng cao, gây ấn tượng đậm đà

III. Kết bài

- Hai khổ thơ 4,5 của bài thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, đất nước.

- Giọng thơ thể hiện được sự say mê với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả.

- Liên hệ bản thân

2. Đề thi vào 10 Văn Bình Thuận 2024

Lịch thi vào lớp 10 Bình Thuận 2024

anh tin bai

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Văn Bình Thuận 2023

I. ĐỌC HIỂU

TRÍCH 1:

Câu 1:

Đoạn thơ trên được trích trong tác Đồng Chí của tác giả Chính Hữu.

Câu 2:

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên: Nước mặn, đồng chua; Đất cày lên sỏi đá.

Câu 3:

“Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá" là vùng đồi núi trung du đất bị đá ong hóa. Đó đều là những vùng đất nghèo khó, đất đai khô cằn, khó canh tác. Hai câu thơ giới thiệu quê hương anh và tôi nhưng lại chỉ nói về đất bởi với người nông dân, đất đai là mối quan tâm hàng đầu, là tài sản lớn nhất. Qua đó, ta thấy được cơ sở đầu tiên của tỉnh đồng chí đó là cùng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, họ đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính – có sự đồng cảm giai cấp.

TRÍCH 2:

Câu 4:

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

- Vấn đề nghị luận: Vai trò của lời khen trong cuộc sống.

Câu 5:

- Hình ảnh so sánh: “lời khen” được ví với “ánh mặt trời”

- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của lời khen trong cuộc sống: lời khen chân thành sẽ đem đến năng lượng tích cực, cũng như ánh mặt trời đem lại sức sống mạnh mẽ cho vạn vật.

+ Tăng khả năng biểu đạt cho văn bản.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc đời con người ai cũng muốn được mọi người công nhận và khẳng định bằng lời khen.

2. Nội dung:

Lời khen là gì?

– Lời khen là sự ghi nhận, tán thưởng, ngưỡng mộ, ghi nhận, động viên, khích lệ người khác khi họ làm được việc tốt.

Ý nghĩa của lời khen chân thành:

– Lời khen chân thành là lời Lời khen chân thành chân thành, Lời khen đúng nơi, đúng lúc, xuất phát từ sự thật với động cơ trong sáng.

– Lời khen chân thành giống như một liều thuốc thần kỳ tạo nên sức mạnh, thắp lên niềm tin rằng điều tốt của người được khen trở thành điều tốt của mọi người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tác hại của lời khen giả tạo:

– Khen sai là lời khen hàm chứa cơn mưa lời chê (khen quá đáng, tán tỉnh, xu nịnh,…) xuất phát từ cái nhìn không chính xác về thực tế hoặc từ động cơ không lành mạnh.

– Lời khen chỉ để xu nịnh, tung hô rất nguy hiểm, nó mang lại áp lực cho người được khen hoặc khiến họ hiểu lầm, ảo tưởng rồi tự biến mình thành người khác. Nó hủy hoại những giá trị sống, phá vỡ những mối quan hệ tốt đẹp của con người.

Bài học nhận thức:

– Những lời khen tặng không tốn một xu, nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó. Học cách Lời khen trung thực và thông minh. Sử dụng lời Lời khen như một món quà của cuộc sống. Đồng thời, tỉnh táo và tỉnh táo khi nhận được những lời Lời khen.

3. Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại vấn đề: Hãy động viên, lời khen kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng việc.

Câu 2.

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc lược ngà.

- Giới thiệu nhân vật bé và lần cuối gặp cha.

2. Thân bài

Khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:

- Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi

+ Nó cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.

+ Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.

+ Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng bị kìm nén suốt năm.

  • Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thảm thiết

+ Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo:

  • Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi.
  • Nó lo sợ ba sẽ đi mất.
  • Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba.

- Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé không dấu diếm sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba -> khiến mọi người xúc động.

-> Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã 1 lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình.

- Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

3. Kết bài:

- Nội dung: Câu chuyện đã tái hiện thành công tình yêu cha sâu sắc của bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Từ đó, tác giả cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh; những bi kịch cùng tình cảm gia đình đẹp đẽ trong thời chiến.

- Nghệ thuật:

+ Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le.

+ Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

+ Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.

+ Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi.

4. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Thuận 2023

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc kĩ các phần trích sau và trả lời câu hỏi:

Trích 1:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,”

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5 điểm). Tìm một thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Trích 2:

“Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó.”

(Trích Đắc nhân tâm, Dale Carnegie, NXB Tổng hợp T.P Hồ Chí Minh, 2019, tr.290)

Câu 4 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 5 (0,5 điểm). Nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong câu văn: “Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển.”

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống.

Câu 2 (4,0 điểm). Cảm nhận của em về tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng, khi anh Sáu được về phép.

(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, tr.195 - 200)

-HẾT-

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Thuận 2023

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm