Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Cao Bằng 2024

Sáng 3/6, các thí sinh Cao Bằng bắt đầu làm bài thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Cao Bằng năm 2024 kèm đáp án tham khảo sau khi hết thời gian làm bài. Mời các bạn theo dõi.

1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Cao Bằng 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ.

- Tác giả: Thanh Hải.

Câu 2.

Nội dung: nguyện ước cao cả, đẹp đẽ của tác giả. Nguyện hiến dâng cả cuộc đời cho đất nước.

Câu 3.

Gợi ý biện pháp điệp cấu trúc: Dù là ...

Tác dụng:

- Tạo nên nhịp điệu nhịp nhàng cho câu thơ.

- Nhấn mạnh nguyện ước cống hiến cả cuộc đời của tác giả cho đất nước.

- Qua đó làm nổi bật lên vẻ đẹp nhân cách, phẩm chất cao đẹp của tác giả Thanh Hải.

II. LÀM VĂN

Câu 1

1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc biết sống vì người khác.

2. Giải thích

- Biết sống vì người khác có thể hiểu là biết hi sinh, quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của người khác trước khi làm bất cứ một điều gì.

3. Bàn luận

- Biết sống vì người khác là một lẽ sống đẹp mà bất cứ ai cũng nên có.

- Ý nghĩa của việc biết sống vì người khác:

+ Thể hiện tình đoàn kết, yêu thương giữa người với người, giảm đi những nỗi bất hạnh và nhân đôi niềm vui trong đời sống.

+ Hình thành trong mỗi người thái độ sống tích cực, bồi đắp cho con người những đức tính cao quý như nhân hậu, bao dung, chăm chỉ, dũng cảm, sẻ chia,..

+ Tiếp thêm cho con người động lực để vượt qua những khó khăn, định kiến.

+ Khiến tâm hồn con người được thanh thản, đem đến cho chúng ta nhiều góc nhìn đa chiều về cuộc sống. Hs lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Phê phán những kẻ sống vô tâm, ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho mình.

4. Tổng kết vấn đề.

Câu 2.

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà: Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966 khi miền Bắc đang trong thời kỳ hòa bình còn miền Nam vẫn đang trong ách thống trị của đế quốc Mỹ. Nhiều người con đất Bắc phải lên đường vào Nam để tham gia cuộc kháng chiến ác liệt.

- Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng không chiến tranh nào có thể tàn phá.

II. Thân bài

* Khái quát cảnh ngộ của bé Thu: Ba đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người ba trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi. Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé trở về thăm nhà mấy ngày sau tám năm xa cách.

1. Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, ương ngạnh

- Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, khi nghe tiếng ông Sáu ở bến xuồng, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác lạ lùng nhìn rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “má, má”.

- Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép bé Thu bướng bỉnh không nhận cha:

+ Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba

+ Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, nhờ ông chắt nước cơm nhưng lại nói trổng

+ Bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba

+ Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại

→ Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha

2. Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt

- Trước lúc ông Sáu lên đường

+ Tình cha con trở lại vào khoảnh khắc ly biệt ngắn ngủi đem lại cho người đọc xúc động nghẹn ngào

+ Trước khi ông Sáu vào chiến khu, bé Thu được bà giải thích vết thẹo trên má ông Sáu, con bé lăn lọn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn

- Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu

+ Bé Thu chia tay ba nhưng tâm trạng khác trước, nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa

+ Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi

+ “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông

+ Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi

→ Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ

III. Kết bài

- Tác giả thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt tâm lý nhân vật trẻ em rất tinh tế, điều này thể hiện tấm lòng yêu thương của nhà văn với con người.

- Bé Thu là nhân vật được khắc họa với nhiều biến chuyển về tâm lý, ở em là đứa trẻ hồn nhiên, bướng bỉnh và giàu tình yêu thương vô bờ bến dành cho cha.

2. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Cao Bằng 2024

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Cao Bằng 2024

Lịch thi vào lớp 10 Cao Bằng năm học 2024 - 2025

Lich thi vao lop 10 Cao Bang nam hoc 2024 - 2025

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Văn Cao Bằng 2023

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.

Câu 2. Lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích: “- Trinh sát chưa về!” - Dấu hiệu nhận biết là dấu ngoặc kép.

Câu 3.

  • Chị Thao: Cương quyết, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
  • Nhân vật tôi (Phương Định): Có tinh thần kỉ luật, tinh thần đồng đội, sự quả cảm không sợ hi sinh.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lối sống có trách nhiệm trong xã hội.

2. Thân đoạn

a. Giải thích khái niệm sống có trách nhiệm

- Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân...; dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân.

b. Vì sao cần phải sống có trách nhiệm?

- Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách, sự trưởng thành của một người.

- Là một nét sống đẹp, là phẩm chất cần có của những người trẻ hiện đại.

- Là hành động khẳng định giá trị bản thân, dấu hiệu cơ bản, quan trọng của việc hòa nhập với cộng đồng, giúp cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn.

c. Biểu hiện của sống có trách nhiệm

- Đối với học sinh:

+ Chăm lo học tập tốt, hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp

+ Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường

+ Có tinh thần yêu nước...

- Đối với công dân:

+ Thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật

+ Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và mọi người xung quanh.

+ Có trách nhiệm với bố mẹ, với anh chị em, với những lời nói mà mình nói ra hằng ngày đối với họ.

+ Biết ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn những hành vi xấu xa...

d. Bàn luận mở rộng

- Phê phán, lên án những kẻ sống vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội.

e. Bài học nhận thức và hành động

- Sống có trách nhiệm là một lối sống đúng đắn cần phải được cổ động và thực hiện phổ biến trong cộng đồng.

- Mỗi con người cần phải sống có trách nhiệm để góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

3. Kết đoạn

- Khái quát lại vấn đề: Trong thời đại ngày nay, lối sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và đất nước rất cần thiết, trở thành động lực để phát triển đất nước và xây dựng văn hóa xã hội lành mạnh, tiến bộ.

- Liên hệ bản thân: Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm.

Câu 2

a) Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Hữu Thỉnh.

- Giới thiệu khái quát bài thơ Sang thu.

- Dẫn dắt vấn đề và trích dẫn đoạn thơ cuối bài:

b) Thân bài: Phân tích 2 khổ cuối bài sang thu

*Khổ 2

a. Khổ 2: Khung cảnh đất trời lúc vào thu và cảm nhận tinh tế của nhà thơ

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

- Không gian nghệ thuật của bức tranh thu mở ra vô cùng rộng lớn từ “sông” cho đến bầu trời nơi tung những đàn chim tung cánh.

- Hình ảnh nhân hóa đối lập: “sông – dềnh dàng”, “chim – vội vã” -> làm nổi bật sự thay đổi, chuyển biến của mùa thu.

- Sông “dềnh dàng” bởi mùa thu, tiết trời yên ả, ôn hòa, gió nhè nhẹ nên sông cũng trôi chầm chậm, thong thả và êm dịu.

- Chim “vội vã” bởi thu đã qua, thời gian để tìm nơi trú ẩn, thức ăn cho mùa đông cũng không còn nhiều, phải tất bật hơn.

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

- Hình ảnh thời khắc giao mùa độc đáo, tinh tế: “đám mây mùa hạ” – “vắt nửa mình sang thu” -> dường như mùa hạ còn lưu luyến chút ít dư vị nhân gian nên còn ngần ngại, tinh nghịch “vắt nửa mình sang thu.”

- Đặc sắc nghệ thuật: hình ảnh thơ nhiều sức gợi, các sự vật được miêu tả sống động, có hồn, sử dụng biện pháp đối lập làm tăng thêm vẻ đẹp độc đáo khi chuyển giao qua mùa thu.

* Khổ 3: Những biến chuyển biến âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu

"Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa"

+ “vẫn còn”, “vơi dần” -> các tính từ chỉ mức độ bớt dần chỉ mức độ rằng hạ đang nhạt dần, thu đậm nét hơn.

+ Nắng: hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gây gắt.

+ Mưa: đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.

=> Mùa hạ như vẫn đang vấn vương, níu kéo điều gì nhưng hiện thực vẫn cứ thế chảy trôi, thời gian vẫn cứ tuần hoàn.

"Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

+ Hình ảnh ẩn dụ "sấm":

Nghĩa thực: hiện tượng tự nhiên của thời tiết. -> Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa.

Nghĩa ẩn dụ: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời

+ “bớt bất ngờ” -> nhân hóa chỉ trạng thái của con người.

+ Hình ảnh ẩn dụ “Hàng cây đứng tuổi”

Nghĩa thực: hình ảnh tả thực của tự nhiên về những cây cổ thụ lâu năm.

Nghĩa ẩn dụ: thế hệ những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời.

=> Những con người từng trải, đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, đã trải qua những khó khăn của cuộc đời, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa.

* Đánh giá đặc sắc nghệ thuật

- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ

- Sử dụng tính từ chỉ trạng thái, mức độ

- Hình ảnh chân thực.

c) Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật 2 khổ thơ.

- Cảm nhận của em về 2 khổ thơ.

4. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Cao Bằng 2023

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn:

Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa.

Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình hình. Tôi nói như gắt vào máy:

- Trinh sát chưa về!

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.116)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1,0 điểm) Xác định và nêu dấu hiệu nhận biết về hình thức của các lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn.

Câu 3. (1,0 điểm) Đoạn văn trên gợi lên những vẻ đẹp phẩm chất nào của các nhân vật?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

(Hữu Thỉnh, Sang thu, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr.70)

-HẾT-

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm