Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 17: Cố đô Huế Chân trời sáng tạo

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 17: Cố đô Huế Chân trời sáng tạo có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 4, Địa lí 4. Dưới đây là toàn bộ bài giải sách Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 17.

>> Bài trước: Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 16: Một số nét văn hoá ở vùng duyên hải miền Trung Chân trời sáng tạo

Khởi động Lịch sử - Địa lí 4 Bài 17 trang 70

Câu hỏi trang 70 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Hãy chia sẻ những điều em biết về Cố đô Huế.

Lời giải:

- Chia sẻ hiểu biết về Quần thể di tích Cố đô Huế:

+ Cố đô Huế từng là Kinh đô của Việt Nam dưới thời Nguyễn.

+ Hiện nay, quần thể di tích Cố đô Huế thuộc địa phận thành phố Huế và một số vùng phụ cận của tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Cố đô Huế có nhiều công trình kiến trúc cổ kính như: chùa Thiên Mụ, lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn, đặc biệt là Kinh thành Huế.

Khám phá Lịch sử - Địa lí 4 Bài 17 trang 70, 71, 72

1. Vị trí địa lí

Câu hỏi trang 70 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí địa lí của Quần thể di tích Cố đô Huế.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 17: Cố đô Huế

Lời giải:

- Vị trí địa lí: Cố đô Huế hiện nay nay thuộc địa phận thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Vẻ đẹp của Cố đô Huế

Câu hỏi trang 71 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát các hình từ 2 đến 5 và đọc thông tin, em hãy mô tả vẻ đẹp của Cố đô Huế qua các danh lam thắng cảnh và một số công trình tiêu biểu.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 17: Cố đô Huế

Lời giải:

- Sông Hương, núi Ngự: là hai thắng cảnh nổi tiếng của đất cố đô.

+ Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua thành phố Huế và đổ ra cửa biển Thuận An. Dọc theo hai bờ sông có các cung điện, chùa chiền, lăng tẩm,...

+ Núi Ngự góp phần tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế. Núi Ngự không chỉ là nơi che chắn cho kinh thành Huế mà còn là nơi có thể ngắm sông Hương và toàn cảnh Huế.

- Kinh thành Huế: là một công trình đồ sộ, có kiến trúc đặc sắc, với 3 vòng thành, lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Trong đó:

+ Hoàng thành là nơi vua và các triều thần điều hành việc nước.

+ Tử Cấm Thành là chốn cung cấm dành riêng cho vua và gia đình.

- Chùa Thiên Mụ

+ Còn gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601.

+ Chùa nằm bên bờ bắc sông Hương với hai công trình kiến trúc chính là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng.

+ Qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính góp phần vào vẻ đẹp của Cố đô Huế.

- Các lăng của vua Nguyễn

+ Các lăng của vua Nguyễn được xây dựng ở những khu vực cao, trên đồi lớn.

+ Với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tỉ mỉ, các lăng vua Nguyễn trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế.

3. Một số câu chuyện lịch sử có liên quan đến cố đô Huế

Câu hỏi trang 72 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Đọc thông tin, em hãy chọn và kể lại một câu chuyện lịch sử liên quan đến Cố đô Huế.

Lời giải:

- Kể lại câu chuyện: Vua Bảo Đại thoái vị

+ Ngày 30/8/1945, tại Ngọ Môn (Huế), trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân nơi đây, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và trao lại chiếc ấn bằng vàng và một thanh gươm bằng vàng nạm ngọc, cho đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị đã đánh dấu mốc kết thúc của chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam.

4. Một số biện pháp để bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế

Câu hỏi trang 73 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát các hình 6, 7 và đọc thông tin, em hãy đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế.

Lời giải:

- Một số biện pháp bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế:

+ Không làm hư hại các di sản văn hoá.

+ Tiến hành trùng tu các di tích đã xuống cấp.

+ Giữ gìn sạch đẹp môi trường di tích, danh lam thắng cảnh.

+ Giới thiệu những nét đẹp của Cố đô Huế.

Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 17 trang 73

Em hãy chọn và mô tả một danh lam thắng cảnh hoặc một công trình kiến trúc tiêu biểu của Cố đô Huế và cho biết tại sao em chọn công trình này.

Trả lời:

Kinh thành Huế là một công trình đồ sộ và kiến trúc đặc sắc, dài hơn 2km, nằm bên bờ sông Hương. Thành có 10 cửa chính ra vào. Bên trên cửa thành xây các vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng. Cửa Nam toà thành có cột cờ cao 37m. Từ đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy cửa biển Thuận An. Nằm giữa kinh thành Huế là Hoàng thành. Cửa chính vào Hoàng thành gọi là Ngọ Môn. Tiếp đến là hồ sen, ven hồ là hàng cây đại. Một chiếc cầu bắc qua hổ dẫn đến điện Thái Hoà nguy nga tráng lệ. Điện Thái Hoà là nơi tổ chức các cuộc lễ lớn. Quanh điện Thái Hoà là hệ thống cung điện dành riêng cho vua và hoàng tộc ở Huế, các vua nhà Nguyễn còn cho xây dựng rất nhiều lăng tẩm. Đó là những khuôn viên rộng, cây cối tươi xanh bao quanh các công trình kiến trúc.

Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 17 trang 73

Em hãy viết một thông điệp để quảng bá vẻ đẹp của Cố đô Huế.

Trả lời:

Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc...

>> Bài tiếp theo: Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 18: Phố cổ Hội An Chân trời sáng tạo

Ngoài ra các bạn có thể theo dõi chi tiết các bài soạn tiếp theo tại chuyên mục: Giải Lịch Sử và Địa Lí 4 CTST. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em dễ dàng trả lời câu hỏi trong bài, từ đó học tốt môn Lịch Sử - Địa lí 4 hơn.

Đánh giá bài viết
6 1.306
Sắp xếp theo

    Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm