Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 6 Kết nối tri thức bài 13

Với nội dung bài Lý thuyết Địa Lí lớp 6 bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất - Khoáng sản sách Kết nối tri thức chi tiết cùng với câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí lớp 6.

A. Lý thuyết Địa Lí 6 bài 13

1. Các dạng địa hình chính

Các dạng địa hình

Độ cao so với mực nước biển

Đặc điểm

Núi

Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500 m trở lên.

Núi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi

Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200 m.

Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên

Cao trên 500 m so với mực nước biển.

Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. Có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

Đồng bằng

Hầu hết đồng bằng có độ cao dưới 200m so với mực nước biển.

Địa hình thấp, bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

2. Khoáng sản

- Khái niệm

+ Khoáng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên hoặc vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

+ Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác để sử dụng vào mục đích kinh tế.

- Trạng thái tồn tại: Rắn, lỏng và khí.

- Phân loại khoáng sản: Năng lượng, kim loại và phi kim loại.

B. Trắc nghiệm Địa Lí 6 bài 13

Câu 1. Đa số khoáng sản tồn tại trạng thái nào sau đây?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Khí.

D. Dẻo.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Yếu tố ngoại lực nào có vai trò chủ yếu trong việc thành tạo các đồng bằng châu thổ?

A. Dòng chảy.

B. Mưa, gió.

C. Nước ngầm.

D. Nhiệt độ.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp là

A. núi cao.

B. núi thấp.

C. núi già.

D. núi trẻ.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây

A. lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.

B. công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.

C. công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

D. thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

A. Dạng địa hình nhô cao.

B. Đỉnh tròn và sườn dốc.

C. Độ cao không quá 200m.

D. Tập trung thành vùng.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là

A. trên 500m.

B. từ 300 - 400m.

C. dưới 300m.

D. từ 400 - 500m.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Núi trẻ là núi có đặc điểm nào sau đây?

A. Đỉnh tròn, sườn dốc.

B. Đỉnh tròn, sườn thoải.

C. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

D. Đỉnh nhọn, sườn thoải.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?

A. Cao nguyên.

B. Đồng bằng.

C. Đồi.

D. Núi.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc

A. núi thấp.

B. núi già.

C. núi cao.

D. núi trẻ.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Đồi có độ cao thế nào so với các vùng đất xung quanh?

A. Từ 200 - 300m.

B. Trên 400m.

C. Từ 300 - 400m.

D. Dưới 200m.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 12. Các loại khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm khoáng sản kim loại màu?

A. Crôm, titan, mangan.

B. Apatit, đồng, vàng.

C. Than đá, dầu mỏ, khí.

D. Đồng, chì, kẽm.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 13. Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản nào sau đây?

A. Phi kim loại.

B. Nhiên liệu.

C. Kim loại màu.

D. Kim loại đen.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 14. Đồng bằng có độ cao tuyệt đối thường dưới

A. 400m.

B. 500m.

C. 200m.

D. 300m.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 15. Khoáng sản là gì?

A. Các loại đá chứa nhiều khoáng vật.

B. Nham thạch ở trong lớp vỏ Trái Đất.

C. Khoáng vật và các loại đá có ích.

D. Những tích tụ tự nhiên của khoáng vật.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 16. Ở nước ta, các cao nguyên bazan tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Bắc.

D. Tây Nguyên.

Lời giải

Đáp án D.

Ở nước ta, các cao nguyên bazan tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, một số cao nguyên điển hình như: Lâm Viên, Đắk Lắk, Kon Tum, Pleiku, Mơ Nông, Di Linh.

Câu 17. Mỏ khoáng sản nào sau đây không thuộc khoáng sản kim loại đen?

A. Titan.

B. Đồng.

C. Crôm.

D. Sắt.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 18. Ở nước ta vùng đồi bát úp tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Tây Nguyên.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Lời giải

Đáp án B.

Vùng đồi bát úp là dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, tập trung chủ yếu ở vùng rìa ven vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta. Tập trung nhiều ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ,…

>>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 6 Kết nối tri thức bài 14

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 6 bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất - Khoáng sản sách Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 6, Địa lý 6 Cánh Diều, Địa lý 6 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 6.

Đánh giá bài viết
1 11
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 08:15 11/01
    • Bảo Ngân
      Bảo Ngân

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 08:16 11/01
      • Thiên Bình
        Thiên Bình

        🤗🤗🤗🤗🤗🤗

        Thích Phản hồi 08:16 11/01

        Địa lí 6 Kết nối

        Xem thêm