Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo bài 6

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 bài 6: Tính theo phương trình hóa học đầy đủ, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

I. Tính theo phương trình hóa học

1. Khái niệm chất thiếu và chất dư trong phản ứng hóa học

Một phản ứng hoàn toàn khi có ít nhất một chất tham gia phản ứng hết sau khi kết thúc phản ứng.

Chất tham gia phản ứng nào hết trước được gọi là chất thiếu và chất tham gia phản ứng nào vẫn còn lại sau phản ứng sẽ gọi là chất dư.

Một phản ứng không hoàn toàn thì các chất tham gia phản ứng đều chưa hết. Trong trường hợp các chất tham gia phản ứng đều hết, người ta nói phản ứng vừa đủ. Như vậy, phản ứng vừa đủ là một trường hợp riêng của phản ứng hoàn toàn.

2. Tính khối lượng chất tham gia và sản phẩm

Để tính theo phương trình hóa học, ta tiến hành theo các bước sau:

- Viết phương trình hóa học và xác định tỉ lệ số mol các chất trong phản ứng.

- Xác định số mol chất phản ứng hoặc chất tạo thành theo dữ kiện đề bài.

- Dựa vào phương trình hóa học và lượng chất đã biết tìm số mol chất còn lại.

- Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng hoặc thể tích (đối với chất khí ở đkc) theo yêu cầu của đề bài.

Ví dụ:

Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam phosphorus trong khí oxygen. Hãy tính thể tích khí oxygen (đkc) và khối lượng sản phẩm tạo thành theo phản ứng: 4P + 5O2 → 2P2O5.

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 4P + 5O2 → 2P2O5

Tỉ lệ các chất: 4 : 5 : 2

Số mol phosphorus đã bị đốt cháy:

n_P=\frac{6,2}{31}=0,2(mol)

Theo tỉ lệ mol của phản ứng, ta có:

n_{O2}=\frac{5}{4}\times nP=\frac{5}{4}\times0,2=0,25(mol).

⇒V_{O2}=0,25\times24,79=6,1975(L)

n_{P2O5}=\frac{1}{2}\times n_P=0,1(mol)

⇒ mP2O5 = 0,1×142 = 14,2(gam).

II. Hiệu suất phản ứng

1. Khái niệm

Hiệu suất phản ứng cho biết khả năng phản ứng xảy ra đến mức độ nào, được tính bằng tỉ số giữa lượng sản phẩm thực tế và lượng sản phẩm theo lí thuyết.

2. Tính hiệu suất phản ứng

Hiệu suất của phản ứng được kí hiệu là H%.

Để tính được hiệu suất H% của một phản ứng hóa học, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định lượng sản phẩm (mol, khối lượng, thể tích) thu được theo lí thuyết. Lượng sản phẩm theo lí thuyết được tính qua phương trình phản ứng (theo lượng chất thiếu tham gia phản ứng) với giả thiết phản ứng xảy ra hoàn toàn (H = 100%).

Bước 2: Xác định lượng sản phẩm thu được theo thực tế.

Bước 3: Tính hiệu suất theo công thức:

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 6: Tính theo phương trình hoá học

Ví dụ:

Cho 0,50 mol khí hydrogen tác dụng với 0,45 mol hơi iodine thu được 0,60 mol khí hydrogen iodide. Tính hiệu suất phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Phương trình hoá học: H2 + I2 → 2HI

Tỉ lệ các chất: 1 : 1 : 2

Giả sử hiệu suất đạt 100% thì I2 hết, H2 dư, vậy lượng HI thu được theo lí thuyết tính theo I2. Theo tỉ lệ mol của phản ứng, ta có:

nHI lý thuyết = 2 × nI2= 2 × 0,45 = 0,9 (mol)

Hiệu suất của phản ứng là:

⇒H(\%)=\frac{0,6}{0,9}\times100(\%)=66,67(\%).

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo bài 7

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết KHTN lớp 8 bài 6: Tính theo phương trình hóa học sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 8 Kết nối tri thức KHTN lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    😃😃😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 16:33 20/05
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      🤩🤩🤩🤩🤩🤩

      Thích Phản hồi 16:33 20/05
      • Haraku Mio
        Haraku Mio

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 16:33 20/05

        KHTN 8 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm