Cách lập phương trình hóa học

Cách cân bằng phương trình hóa học

Cách lập phương trình hóa học được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn cách lập phương trình hóa học 8 trong bài 16 phương trình hóa học. Giúp các bạn học học biết cách biết lập phương trình hóa học dễ dàng hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. Phương trình hóa học

Phương trình hóa học thể hiện phản ứng hóa học. Vậy làm thế nào để lập phương trình hóa học một cách chính xác nhất. Các phương pháp hữu hiệu dưới đây sẽ giúp các em giải quyết các bài tập về lập phương trình hóa học từ cơ bản đến nâng cao một cách dễ dàng.

II. Cách cân bằng phương trình

Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

Bước 3: Viết phương trình hóa học.

III. Một số phương pháp cân bằng cụ thể

1. Phương pháp “chẵn - lẻ”: thêm hệ số vào trước chất có chỉ số lẻ để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ 1: Cân bằng phương trình phản ứng sau

Al + HCl → AlCl3 + H

  • Ta chỉ việc thêm hệ số 2 vào trước AlCl3 để cho số nguyên tử Cl chẵn. Khi đó, vế phải có 6 nguyên tử

Cl trong 2AlCl3, nên vế trái thêm hệ số 6 trước HCl.

Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2­

  • Vế phải có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3, vế trái ta thêm hệ số 2 trước Al.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2­

  • Vế trái có 6 nguyên tử H trong 6HCl, nên vế phải ta thêm hệ số 3 trước H2.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Ví dụ 2:

KClO3 → KCl + O2

Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2 là số chẵn và trong KClO3 là số lẻ nên đặt hệ số 2 trước công thức KClO3.

2. Phương pháp đại số

Tiến hành thiết lập phương trình hóa học theo các bước dưới đây:

Bước 1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, … vào trước các công thức hóa học biểu diễn các chất ở cả hai vế của phản ứng.

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn là các hệ số a, b, c, d, e, f, g….

Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số.

Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng hóa học để hoàn thành phản ứng.

Ví dụ

Cu + H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + H2O (1)

Bước 1: Đặt các hệ số được kí hiệu là a, b, c, d, e vào phương trình trên ta có:

aCu + bH2SO4 đặc, nóng → cCuSO4 + dSO2 + eH2O

Bước 2: Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng, (khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau).

Cu: a = c (1)

S: b = c + d (2)

H: 2b = 2e (3)

O: 4b = 4c + 2d + e (4)

Bước 3: Giải hệ phương trình bằng cách:

Từ pt (3), chọn e = b = 1 (có thể chọn bất kỳ hệ số khác).

Từ pt (2), (4) và (1) => c = a = d = 1/2 => c = a = d = 1; e = b =2 (tức là ta đang quy đồng mẫu số).

Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh.

Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O

IV. Bài tập cân bằng phương trình hóa học

Bài tập 1: Thiết lập phương trình hóa học của các phản ứng sau

a) Al(OH)3 + H2SO4 →  Al2(SO4)3 + H2O

b) CuO + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

c) NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

d) KNO3 → KNO2 + O2

e) BaCO3 + HCl → BaCl2 + H2O + CO2

f) FeCl3 + KOH → Fe(OH)3 + KCl

g) Na2O + H2O → NaOH

h) Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + NaOH

i) Fe2O3 + H2 → Fe + H2O

k) Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 + H2O

m) FeI3 → FeI2 + I2

l) AgNO3 + K3PO4 → Ag3PO4 + KNO3

o) SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O

Bài tập 2: Thiết lập các phương trình hóa học dưới đây theo phương pháp đại số

a) S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

b) K2SO3 + HCl → KCl + H2O + CO2

c) Na2O2 + H2O → NaCl + H2O + CO2

d) I2 + NaOH → NaI + NaIO3 + H2O

e) CH4 + O2 → CO2 + H2O

f) F2 + NaOH → NaF + OF2 + H2O

g) C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

h) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

Đáp án 

Bài tập 1

a) 2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O

b) CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

c) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

d) KNO3 → KNO2 + O2

e) BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2

f) FeCl3 + KOH → Fe(OH)3 + KCl

g) Na2O + H2O → 2NaOH

h) Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH

i) Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

k) Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 + H2O

m) 2FeI3 → 2FeI2 + I2

l) AgNO3 + K3PO4 → Ag3PO4 + KNO3

o) SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O

Bài tập 2

a) S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

b) K2SO3 +2HCl → 2KCl + H2O + CO2

c) 2Na2O2 +2H2O → 4NaOH + O2

d) 3I2 +6NaOH → 5NaI + NaIO3 + 3H2O

e) CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

f) 2F2 +2NaOH → 2NaF + OF2 + H2O

g) C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

h) 3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

.................................

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc Cách lập phương trình hóa học cũng như cách cân bằng một phương trình hóa học theo 2 cách. Các bạn học sinh có thể vận dụng linh loạt 2 cách trên để cân bằng phương trình sao cho nhanh và chính xác nhất.

Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề bài tập Toán 8, Giải SBT Vật Lí 8, Lý thuyết Sinh học 8, Chuyên đề Hóa học 8. Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
4 1.722
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Shin'n Gucci
    Shin'n Gucci

    Câu 2 c phần câu hỏi sai dề kìa


    Thích Phản hồi 30/09/22

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm