Cách tính lương hưu với công chức nhà nước

Cách tính lương hưu công chức

Cách tính lương hưu với công chức nhà nước như nào? Cách tính lương hưu với công chức nhà nước? VnDoc mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm được cách tính lương hưu mới nhất, mức lương hưu công chức,....

Bạn đọc Trương Mười hỏi: Tôi là công chức nhà nước, tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc từ năm 1996. Tuy nhiên từ năm 1996 đến năm 2007 tôi là cán bộ hợp đồng ký hàng năm, cơ quan trả lương theo mức cố định (không theo hệ số). Đến năm 2021 tôi nghỉ hưu theo chế độ thì cách tính tiền lương hưu như thế nào?

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời:

Khoản 3, Điều 62 Luật BHXH năm 2014 quy định khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần:

“Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 Điều này”.

Theo bạn đọc trình bày thì bạn đọc là công chức nhà nước vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo HĐLĐ với mức tiền lương cố định (không theo hệ số).

Đối chiếu với quy định nêu trên, khi tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu đối với bạn đọc, cơ quan BHXH sẽ thực hiện tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian; trong đó thời gian bạn đọc đóng theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 62 Luật BHXH năm 2014 (do bạn đọc tham gia BHXH bắt buộc từ năm 1996).

Đánh giá bài viết
1 56
Sắp xếp theo