Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng thương mại đề số 3

Câu hỏi trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng thương mại đề số 3 được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức bộ môn Nghiệp vụ ngân hàng thương mại để kết thúc học phần hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đề thi môn Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Câu 1. Các chủ thể tham gia thanh toán liên ngân hàng điện tử bao gồm những thành viên nào?

  1. Người phát lệnh, người nhận lệnh.
  2. Người phát lệnh, người nhận lệnh, ngân hàng nhận lệnh, ngân hàng gửi lệnh.
  3. Người phát lệnh, người nhận lệnh, ngân hàng nhận lệnh, ngân hàng gửi lệnh, trung tâm thanh toán.
  4. Người phát lệnh, người nhận lệnh, trung tâm thanh toán.

Câu 2. Các phương tiện thanh toán quốc tế chủ yếu gồm những phương tiện nào?

  1. Hối phiếu, kỳ phiếu, séc.
  2. Hối phiếu, séc.
  3. Séc.
  4. Kỳ phiếu.

Câu 3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu là gì?

  1. Phương thức chuyển tiền.
  2. Phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu.
  3. Phương thức nhờ thu.
  4. Phương thức chuyển tiền; phương thức nhờ thu; phương thức tín dụng chứng từ (L/C).

Câu 4. Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng là gì?

  1. Số hiệu thư tín dụng, địa điểm và ngày mở thư tín dụng, loại thư tín dụng.
  2. Số hiệu thư tín dụng, địa điểm và ngày mở thư tín dụng, loại thư tín dụng, tên địa chỉ những người liên quan đến thư TD, số tiền của thư TD.
  3. Số hiệu thư tín dụng, địa điểm và ngày mở thư tín dụng, loại thư tín dụng, tên địa chỉ những người liên quan đến thư TD, số tiền của thư TD, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng, các chứng từ người xuất phải xuất trình, sự cam kết của NH mở L/C.
  4. Số hiệu thư tín dụng, địa điểm và ngày mở thư tín dụng, loại thư tín dụng, tên địa chỉ những người liên quan đến thư TD, số tiền của thư TD, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng, sự cam kết của NH mở L/C.

Câu 5. Có các loại thư TD nào?

  1. Thư TD có thể hủy ngang, thư TD không thể hủy ngang, thư TD không thể hủy ngang miễn truy đòi, thư TD không thể hủy ngang có xác nhận.
  2. Thư TD có thể hủy ngang, thư TD không thể hủy ngang, thư TD không thể hủy ngang miễn truy đòi, thư TD không thể hủy ngang có xác nhận, thư TD chuyển nhượng, thư TD tuần hoàn, thư TD đối ứng, thư TD thanh toán dần.
  3. Thư TD có thể hủy ngang, thư TD không thể hủy ngang, thư TD không thể hủy ngang miễn truy đòi, thư TD không thể hủy ngang có xác nhận, thư TD chuyển nhượng.
  4. Thư TD có thể hủy ngang, thư TD không thể hủy ngang, thư TD không thể hủy ngang miễn truy đòi, thư TD không thể hủy ngang có xác nhận, thư TD chuyển nhượng, thư TD tuần hoàn.

Câu 6. Tham gia thanh toán L/C gồm những bên nào?

  1. Người nhập khẩu, người xuất khẩu, NH mở L/C của người xuất khẩu, NH thông báo của nhà nhập khẩu.
  2. Người nhập khẩu, người xuất khẩu, NH mở L/C, NH trả tiền của bên xuất khẩu.
  3. Người nhập khẩu, người xuất khẩu, NH mở L/C, NH thông báo, NH xác nhận của bên nhập khẩu.
  4. Người nhập khẩu, người xuất khẩu, NH mở L/C, NH thông báo, NH xác nhận, NH trả tiền.

Câu 7. Giao dịch giao ngay là gì?

  1. Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay.
  2. Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch.
  3. Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch. Kết thúc thanh toán được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng mua bán giao ngay.
  4. Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay. Kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc.

Câu 8. Giao dịch kỳ hạn là gì?

  1. Là giao dịch mua bán ngoại tệ giữa hai bên mua bán.
  2. Là giao dịch mua bán ngoại tệ giữa hai bên mua bán, tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch.
  3. Là giao dịch mua bán ngoại tệ giữa hai bên mua bán, tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch. Việc thanh toán được thực hiện sau một thời gian nhất định.
  4. Là giao dịch mua bán ngoại tệ giữa hai bên mua bán, tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch. Việc thanh toán được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ ngày ký kết giao dịch.

Câu 9. Khi điểm kỳ hạn mua nhỏ hơn điểm kỳ hạn bán thì tỷ giá có kỳ hạn được xác định như thế nào?

  1. Tỷ giá có kì hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn ( điểm kỳ hạn gia tăng).
  2. Tỷ giá có kì hạn = Tỷ giá giao ngay – Điểm kỳ hạn.
  3. Tỷ giá có kì hạn = Tỷ giá giao ngay.
  4. Tỷ giá có kì hạn = Điểm kỳ hạn.

Câu 10. Khi điểm kỳ hạn mua lớn hơn điểm kỳ hạn bán thì tỷ giá có kỳ hạn được xác định như thế nào?

  1. Tỷ giá có kì hạn = Tỷ giá giao ngay.
  2. Tỷ giá có kì hạn = Tỷ giá giao ngay – Điểm kỳ hạn.
  3. Tỷ giá có kì hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn.
  4. Tỷ giá có kì hạn = Điểm kỳ hạn.

Câu 11. Thế nào là giao dịch hợp đồng tương lai?

  1. Là giao dịch tiền tệ được thực hiện trong tương lai.
  2. Là giao dịch tiền tệ được thực hiện trong tương lai về việc mua bán với số lượng tiền cụ thể.
  3. Là giao dịch tiền tệ được thực hiện trong tương lai về việc mua bán với số lượng tiền cụ thể. Giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng.
  4. Là giao dịch tiền tệ được thực hiện trong tương lai về việc mua bán với số lượng tiền cụ thể. Giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng và ngày giờ giao nhận theo quy định của từng sở giao dịch.

Câu 12. Giao dịch tiền tệ tương lai có những đặc điểm gì?

  1. Các hợp đồng tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và được thực hiện trên sàn giao dịch. Ngày giá trị trên hợp đồng tương lai chỉ quy định một số ngày giá trị nhất định.
  2. Các hợp đồng tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa hoặc không được tiêu chuẩn hóa được thực hiện trên sàn giao dịch.
  3. Các hợp đồng tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và được thực hiện trên sàn giao dịch. Ngày giá trị trên hợp đồng tương lai chỉ quy định một số ngày giá trị nhất định, số lượng tiền trong mỗi hợp đồng là cố định.
  4. Các hợp đồng tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và được thực hiện trên sàn giao dịch. Ngày giá trị trên hợp đồng tương lai chỉ quy định một số ngày giá trị nhất định, số lượng tiền trong mỗi hợp đồng là không cố định.

Câu 13. Thế nào là ngang giá quyền chọn?

  1. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện quyền chọn mà không phát sinh bất cứ khoản lãi hay lỗ nào.
  2. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện quyền chọn có phát sinh lỗ và lãi nhưng lỗ bằng lãi.
  3. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện quyền chọn chỉ phát sinh lãi.
  4. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện quyền chọn có phát sinh lãi lớn hơn phát sinh lỗ.

Câu 14. Thế nào là được giá quyền chọn?

  1. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện quyền chọn mà không bị lỗ.
  2. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện quyền chọn mà có lãi.
  3. A hoặc B.
  4. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện quyền chọn có cả lỗ và lãi bằng nhau.

Câu 15. Có các phương thức giao dịch ngoại tệ nào?

  1. Giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn.
  2. Giao dịch giao ngay, giao dịch hợp đồng tương lai, giao dịch kỳ hạn.
  3. Giao dịch giao ngay, giao dịch hợp đồng tương lai, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi.
  4. Giao dịch giao ngay, giao dịch hợp đồng tương lai, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch hợp đồng quyền chọn.

Câu 16. Bảo lãnh ngân hàng là gì?

  1. Là sự cam kết của bên nhận bảo lãnh trong việc trả nợ thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng được bảo lãnh phải trả nợ cho bên bảo lãnh.
  2. Là sự cam kết giữa bên bảo lãnh với bên được bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
  3. Là sự cam kết của bên nhận bảo lãnh trong việc trả nợ thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
  4. Là sự cam kết giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng được bảo lãnh phải trả nợ cho bên bảo lãnh số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay đó.

Câu 17. Căn cứ vào mục đích bảo lãnh thì có những loại bảo lãnh nào?

  1. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh khác.
  2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh khác, bảo lãnh dự thầu.
  3. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh khác, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh trả chậm.
  4. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh khác, bảo lãnh trả chậm.

Câu 18. Các tài liệu khách hàng phải xuất trình để NH xét duyệt bảo lãnh là gì?

  1. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng, các tài liệu liên quan đến giao dịch được yêu cầu bảo lãnh.
  2. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng.
  3. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng, các tài liệu liên quan đến bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh.
  4. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng, các tài liệu liên quan đến giao dịch được yêu cầu bảo lãnh, các tài liệu liên quan đến bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh.

Câu 19. Nội dung văn bản bảo lãnh chứa đựng các yếu tố cơ bản nào?

  1. Chỉ định các bên tham gia, mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh.
  2. Mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, các điều kiện thanh toán.
  3. Chỉ định các bên tham gia, mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, các điều kiện thanh toán, thời hạn hiệu lực.
  4. Mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, các điều kiện thanh toán, thời hạn hiệu lực.

Câu 20. Có các nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc, đá quý nào?

  1. Gia công, chế tác vàng bạc, đá quý. Mua bán vàng bạc, đá quý.
  2. Gia công, chế tác vàng bạc, đá quý. Mua bán vàng bạc, đá quý, cho vay kim loại đá quý.
  3. Gia công, chế tác vàng bạc, đá quý, cho vay kim loại đá quý.
  4. Mua bán vàng bạc, đá quý. Cho vay kim loại đá quý.

Câu 21. Khi kinh doanh chứng khoán các NHTM cần thực hiện những nội dung gì?

  1. Phân tích, xác định giá chứng khoán hợp lý.
  2. Phân tích, xác định giá chứng khoán hợp lý, quản lý tài khoản đầu tư.
  3. Phân tích, xác định giá chứng khoán hợp lý, bảo hiểm danh mục đầu tư.
  4. Phân tích, xác định giá chứng khoán hợp lý, quản lý tài khoản đầu tư, bảo hiểm danh mục đầu tư.

Câu 22. Có các loại dịch vụ ủy thác nào?

  1. Dịch vụ ủy thác cá nhân, dịch vụ ủy thác đối với doanh nghiệp.
  2. Dịch vụ ủy thác cá nhân, dịch vụ ủy thác đối với các tổ chức từ thiện.
  3. Dịch vụ ủy thác cá nhân, dịch vụ ủy thác đối với doanh nghiệp, dịch vụ ủy thác đối với các tổ chức khác.
  4. Dịch vụ ủy thác cá nhân, dịch vụ ủy thác đối với doanh nghiệp, dịch vụ ủy thác đối với các tổ chức từ thiện, dịch vụ ủy thác đối với các tổ chức khác.

Câu 23. Có các loại dịch vụ thông tin tư vấn nào đối với NHTM?

  1. Dịch vụ thông tin về môi trường, dịch vụ tư vấn chứng khoán cho khách hàng.
  2. Dịch vụ thông tin về môi trường, dịch vụ tư vấn chứng khoán cho khách hàng, dịch vụ lập dự án đầu tư, tư vấn giải ngân.
  3. Dịch vụ thông tin về môi trường, dịch vụ tư vấn chứng khoán cho khách hàng, dịch vụ lập dự án đầu tư, tư vấn giải ngân, dịch vụ phân tích kinh tế các dự án đầu tư, các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động TCNH.
  4. Dịch vụ thông tin về môi trường, dịch vụ tư vấn chứng khoán cho khách hàng, dịch vụ lập dự án đầu tư, tư vấn giải ngân, dịch vụ phân tích kinh tế các dự án đầu tư, các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động TCNH, dịch vụ tư vấn thị trường bất động sản.

Câu 24. Rủi ro TD thường do những nguyên nhân chủ yếu nào?

  1. Nguyên nhân bất khả kháng, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính sách của nhà nước, nguyên nhân từ phía người vay.
  2. Nguyên nhân bất khả kháng, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính sách của nhà nước, nguyên nhân từ phía người vay, nguyên nhân do bản thân NH.
  3. Nguyên nhân bất khả kháng, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính sách của nhà nước, nguyên nhân từ phía người vay, nguyên nhân do bản thân NH, nguyên nhân từ các đảm bảo.
  4. Nguyên nhân bất khả kháng, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính sách của nhà nước, nguyên nhân từ phía người vay, nguyên nhân từ các đảm bảo.

Câu 25. Có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro TD nào?

  1. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực hiện tốt các đảm bảo TD.
  2. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực hiện tốt các đảm bảo TD, thực hiện tốt việc giám sát TD.
  3. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực hiện tốt các đảm bảo TD, thực hiện tốt việc giám sát TD, thực hiện phân tán rủi ro.
  4. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực hiện tốt các đảm bảo TD, thực hiện tốt việc giám sát TD, thực hiện phân tán rủi ro, sử dụng các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn.

Đáp án đề thi môn Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

C

Câu 14

B

Câu 2

A

Câu 15

D

Câu 3

D

Câu 16

D

Câu 4

C

Câu 17

C

Câu 5

B

Câu 18

D

Câu 6

D

Câu 19

C

Câu 7

C

Câu 20

B

Câu 8

D

Câu 21

D

Câu 9

A

Câu 22

D

Câu 10

B

Câu 23

D

Câu 11

D

Câu 24

C

Câu 12

C

Câu 25

D

Câu 13

A

-------------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu hỏi trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng thương mại đề số 3. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 82
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm