Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chiến lược giá quốc tế

VnDoc xin giới thiệu bài Chiến lược giá quốc tế được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Các nhân tố chủ yếu về chi phí, nhu cầu, cạnh tranh và sự kiểm soát về luật pháp đã xét ở trên sẽ cung cấp ba sự đối chiếu để thiết lập một mức giá bán cơ sở cho sản phẩm của công ty. Mặt khác phải xét thêm đến mục tiêu của công ty tại mỗi thị trường nước ngoài. Mục tiêu của công ty sẽ quyết định mục tiêu định giá. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của thị trường nước ngoài, ở các giai đoạn thâm nhập khác nhau, xuất phát từ cách tiếp cận tổng quát trên công ty có thể sử dụng các chiến lược giá chủ yếu sau:

Định giá trên cơ sở chi phí

Đây là phương pháp định giá tiêu chuẩn hầu như phổ biến nhất chỉ dựa hoàn toàn vào chi phí cộng thêm một khoản lãi suất để tạo ra lợi nhuận. Chiến lược định giá này có thể dựa trên cơ sở toàn bộ chi phí (full costs) hay chỉ là chi phí biên tế (marginal costs).

Hầu hết các nhà quản trị marketing xuất khẩu thường tin rằng chi phí là cơ sở để thiết lập chính sách giá ở thị trường nước ngoài. Trong một số trường hợp, họ cố gắng cộng hết tất cả chi phí ở mọi thời điểm cho dù chính sách này có thể tạo ra kết quả kém tối ưu hơn chính sách dựa trên khối lượng bán hoặc có thể khuyến khích các đối thủ thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, định giá theo chi phí là cách định giá chủ quan, không xem xét đến các yếu tố bên ngoài khác như mức giá của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu hiện tại của thị trường, giai đoạn của vòng đời sản phẩm và những chiến lược cạnh tranh. Với chiến lược định giá này, công ty có thể đề ra một mức giá có thể trang trải cho mọi phí tổn về sản xuất, phân phối bán sản phẩm gồm cả một tỉ lệ lợi nhuận hợp lý cho những nỗ lực và rủi ro của mình. Nếu chi phí của công ty cao hơn chi phí của các đối thủ cạnh tranh khi sản xuất và bán một sản phẩm tương đương, công ty phải đề ra một mức giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh, hoặc kiếm lời ít hơn và phải ở vào một thế bất lợi về cạnh tranh. Hơn thế nữa, chiến lược này cũng không tính đến quan hệ giá - số lượng - chi phí. Việc định giá theo chi phí làm cho nhiều nhà bán lẻ không đủ sức khi đương đầu với đối thủ cạnh tranh của mình.

Định giá hiện hành

Định giá hiện hành là cách định giá làm cho giá sản phẩm sát mức giá phổ biến trên thị trường. Giá sản phẩm có thể được định với mức bằng hoặc cao hơn hay thấp hơn chút. Cách định giá này đơn giản, chỉ cần theo dõi giá trên thị trường. Khó khăn trong sử dụng chiến lược này là khi đưa ra thị trường thế giới một sản phẩm hoàn toàn mới thì chưa có giá của sản phẩm tương đương để so sánh. Phương pháp này cũng ít chú trọng đến chi phí hay nhu cầu của sản phẩm trên thị trường.

Định giá hớt váng

Chiến lược này định ra mức giá cao nhất có thể có cho sản phẩm nhằm bảo đảm lợi nhuận cao trên một đơn vị sản phẩm để b đắp cho một thị phần hạn chế. Mức giá này thường nhằm vào một phân khúc thị trường cao cấp mà nó không nhạy cảm lắm về giá, và vì vậy nó sẵn lòng trả giá cao để đổi lấy giá trị nhận được. Sau khi đã khai thác hết đoạn thị trường này thì có thể hạ dần mức giá bán để mở rộng dần sang các đoạn thị trường khác.

Mục tiêu đơn giản là làm cho lợi nhuận ngắn hạn cao nhất có thể và rút lui nhanh khỏi thị trường. Mục tiêu này liên quan đến chiến lược đẩy giá lên cao nhất có thể trong ngắn hạn mà không tính đến chỗ đứng của công ty trong lâu dài ở thị trường nước ngoài. Giá cao được sử dụng cho tới khi thị trường nhỏ ở mức giá đó cũng đã được khai thác cạn kiệt. Giá có thể thấp hơn để tiến tới một thị trường kế tiếp hoặc có mức thu nhập khác. Tuy nhiên cũng cần quan tâm đến vị trí lâu dài của công ty trên thị trường. Chiến lược này được sử dụng khi công ty thấy không có thị trường lâu dài cho sản phẩm ở nước ngoài hoặc chi phí sản xuất quá cao và đối thủ cạnh tranh có thể thâm nhập vào và chiếm lĩnh thị trường.

Nếu nguồn cung cấp bị giới hạn, một công ty có thể theo đuổi chiến lược này để tối đa hóa doanh số và để xứng với nhu cầu cần cung cấp. Khi một công ty là một người bán duy nhất một sản phẩm mới hoặc có tính sáng tạo, giá hớt váng có thể dùng để tối đa hóa lợi nhuận cho đến khi sự cạnh tranh buộc phải định với giá thấp hơn. Giá hớt váng thường được sử dụng ở những thị trường chỉ có hai mức thu nhập: cao và thấp. Các chi phí không cho phép định một mức giá hấp dẫn cho thị trường có thu nhập thấp, vì vậy các nhà marketing định một mức giá cao và hướng sản phẩm tới phân khúc thị trường có thu nhập cao, không nhạy cảm lắm về giá. Đây là chính sách định giá của Johnson & Johnson cho giấy vệ sinh ở Brazil trước khi P&G có mặt trên thị trường này. Ngày nay những cơ hội như vậy biến mất dần do sự chênh lệch trong thu nhập giảm đi và sự phát triển của phân khúc thị trường có thu nhập trung bình. Sự tồn tại những thị trường lớn hơn hấp dẫn cạnh tranh, và như thường lệ, sự nổi lên các dòng đa sản phẩm sẽ dẫn đến cạnh tranh về giá.

Định giá thâm nhập

Chiến lược này chủ trương định giá đủ thấp để tạo ra một thị trường khổng lồ. Khi định giá, tầm quan trọng đặt vào giá trị chứ không phải chi phí. Định giá thâm nhập giả thiết rằng nếu định giá thấp để tạo ra một thị trường lớn, sản lượng tiêu thụ tăng nhanh sẽ làm giảm chi phí xuống đủ để mức giá đó đem lại lợi nhuận cho công ty. Trong những ngành có chi phí đang giảm nhanh, việc định giá thâm nhập có thể làm tăng nhanh quá trình sinh lời này. Mặt khác chiến lược này cũng giả thiết là độ co giãn của cầu theo giá cả là cao, hay khách hàng nước ngoài mua chủ yếu trên cơ sở mức giá. Đối với những công ty đa quốc gia đang đối mặt với những điều kiện về nhu cầu của những nước kém phát triển thì giá này thích hợp hơn so với giá hớt váng (Leff, 1975).

Nhìn chung chiến lược giá thâm nhập có thể sử dụng một cách hiệu quả trong những điều kiện ngược lại với điều kiện sử dụng chiến lược giá hớt váng, cụ thể là trong những trường hợp sau:

- Sản phẩm thuộc loại hàng tiêu d ùng đại trà và không có gì nổi bật về công nghệ.

- Dung lượng thị trường đủ lớn để thực hiện những cố gắng khuếch trương có cường độ lớn.

- Công ty có nguồn tài chính mạnh đủ để cạnh tranh thị trường bằng giá cả.

- Sản phẩm nhạy cảm với giá cả (độ co giãn của cầu theo giá là lớn).

- Chi phí sản xuất có thể giảm mạnh theo khối lượng sản xuất.

Định giá ngăn chặn

Định giá ngăn chặn có mục tiêu là giá ở mức rất thấp để làm nản lòng các đối thủ cạnh tranh. Với mục tiêu này giá cả sẽ gần bằng toàn bộ chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm. Chi phí sẽ hạ xuống do việc tăng sản lượng, trong khi công ty vẫn duy trì được mức giá thấp. Nếu cần thiết phải ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, mức giá có thể tạm thời định dưới tổng chi phí. Khi sử dụng chiến lược này, công ty giả định là sẽ thu được lợi nhuận trong dài hạn thông qua sự thống trị trên thị trường.

* Định giá tiêu diệt

Mục tiêu của định giá tiêu diệt là loại các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường. Nó có thể được các nhà sản xuất lớn, có chi phí thấp sử dụng như là một phương tiện lợi hại để đánh bật các nhà sản xuất yếu hơn ra khỏi ngành. Vì nó có thể làm các công ty nhỏ và những công ty ở các nước mới đang phát triển nản lòng, nên định giá tiêu diệt có thể làm chậm lại sự phát triển kinh tế và do đó trì hoãn sự phát triển của các thị trường tiềm năng đáng kể khác.

Cả hai chiến lược giá ngăn chặn và giá tiêu diệt gần giống bán phá giá trên thị trường quốc tế. Thực ra, chúng chỉ là sự thay đổi trong tiến trình bán phá giá, tùy thuộc vào thị trường trong nước hay thị trường nội địa. Mặc dù các chiến lược này có thể được sử dụng để bước đầu có thể chiếm lĩnh được một thị trường nước ngoài và có thể đánh bật các đối thủ cạnh tranh, nhưng nên chúng sử dụng một cách hết sức thận trọng. Một nguy hiểm luôn rình rập là chính phủ nước ngoài sẽ tự ý đưa ra những hạn chế đối với việc nhập khẩu và bán sản phẩm, hậu quả là sẽ đóng cửa thị trường với nhà sản xuất. Quan trọng hơn, một khi khách hàng đã quen mua với giá thấp thì sẽ rất khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, chịu chuyển sang mua giá cao để nhà sản xuất tăng giá tới những mức có thể thu được lợi nhuận). Một nguy hiểm nữa là nếu đối thủ cạnh tranh cũng sử dụng chiến lược định giá này để phản ứng lại thì mục tiêu của nhà sản xuất không đạt được và họ phải gánh chịu những thiệt hại.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Chiến lược giá quốc tế về điều kiện cụ thể của thị trường nước ngoài, ở các giai đoạn thâm nhập khác nhau, xuất phát từ cách tiếp cận tổng quát trên công ty có thể sử dụng các chiến lược giá...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Chiến lược giá quốc tế. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 1.435
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm