Cơ sở hình thành hoạt động kinh doanh quốc tế

Cơ sở hình thành hoạt động kinh doanh quốc tế được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Cơ sở hình thành hoạt động kinh doanh quốc tế

Các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia ra đời là một tất yếu khách quan và cơ sở của sự phát triển các quan hệ này không chỉ là sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển, nguồn lực mà còn ở sự đa dạng hóa trong nhu cầu tiêu dùng cũng như sự chuyên môn hóa trong sản xuất.

Thứ nhất, do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên: Các quốc gia có nhu cầu trao đổi sản phẩm cho nhau bởi mỗi quốc gia có lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên (tài nguyên, đất đai, địa hình, vị trí địa lý, con người...) nên sẽ tập trung vào sản xuất những sản phẩm mà quốc gia khác không có hoặc không có điều kiện thuận lợi bằng, sau đó đem đi trao đổi để thu lợi ích. Điều kiện tự nhiên tác động đến nhiều mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ hai, do sự khác biệt trong điều kiện sản xuất và tái sản xuất (vốn, lao động, khoa học công nghệ...): Sự khác biệt về điều kiện tái sản xuất của các quốc gia xuất phát từ sự chênh lệch về trình độ phát triển. Khi đó, xuất hiện sự khác biệt về tỷ lệ các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia, từ đó xuất hiện các quan hệ kinh tế quốc tế. Chẳng hạn, ở Mỹ có số lao động trình độ cao nhiều nên chi phí lao động sẽ cao và ngược lại ở Việt Nam có số lượng lao động trình độ thấp nhiều hơn nên chi phí lao động sẽ thấp. Vì thế, Mỹ có xu hướng sử dụng những lao động nhập cư từ Việt Nam.

Thứ ba, do sự phát triển của phân công lao động quốc tế và chuyên môn hóa sản xuất nhằm đạt được qui mô tối ưu: Không phải mỗi nước đều tự mình sản xuất ra mọi thứ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của mình ngay cả khi họ có đầy đủ nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất những sản phẩm đó mà phải tiến hành chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế nhất, sau đó đem đi trao đổi với các quốc gia khác bởi điều này sẽ mang lại lợi ích cao hơn cho các quốc gia. Chuyên môn hóa sản xuất ngày nay được thực hiện sâu tới từng bộ phận (chi tiết) của sản phẩm, nghĩa là có những sản phẩm mà mỗi quốc gia chỉ sản xuất một bộ phận chứ không phải sản xuất cả sản phẩm hoàn chỉnh.

Thứ tư, do sự đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia: Khi đời sống vật chất ngày càng nâng cao thì nhu cầu của con người ngày càng đa dạng. Đây là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của các hoạt động kinh doanh quốc tế bởi người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn sản phẩm nào phù hợp với thị hiếu cũng như khả năng chi trả của mình. Chính điều này đã lý giải tại sao Việt Nam vừa sản xuất hàng may mặc và giày da để xuất khẩu sang các nước khác nhưng đồng thời vẫn tiến hành nhập khẩu mặt hàng này.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Cơ sở hình thành hoạt động kinh doanh quốc tế về sự đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia, sự phát triển của phân công lao động quốc tế và chuyên môn hóa sản xuất, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, khác biệt trong điều kiện sản xuất và tái sản xuất...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Cơ sở hình thành hoạt động kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 201
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm