Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dàn ý nghị luận xã hội về học đối phó của học sinh

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận xã hội về học đối phó của học sinh gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý nghị luận xã hội về học đối phó của học sinh

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, khái quát thực trạng học đối phó trong xã hội hiện nay. Nêu suy nghĩ, nhận định cá nhân về vấn đề này.

II. THÂN BÀI

Nêu khái niệm học đối phó là gì?

Cách học qua loa, chiếu lệ nhằm mục đích đối phó sự kiểm tra, rà soát của giáo viên và phụ huynh.

Những biểu hiện phổ biến của việc học đối phó:

-Sắp đến giờ kiểm tra, thi cử mới bắt đầu lo học bài.

-Chỉ soạn bài, làm bài về nhà nếu giáo viên có kiểm tra vở bài tập, bài soạn.

-Chép bài tập của bạn để qua mắt giáo viên.

-Thường lo ra, làm việc riêng, không chú ý nghe giảng trong những tiếc học có giáo viên dễ tính.

-Quay cóp trong giờ kiểm tra để nâng cao số điểm vì “chưa kịp” học bài.

Nguyên nhân của học đối phó:

-Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học.

-Giáo viên chưa có biện pháp khơi gợi nhu cầu tìm kiếm, sở hữu kiến thức của học sinh.

-Tiết học chưa sinh động khiến học sinh dễ nhàm chán, lo ra.

Nêu những tác hại của việc học đối phó:

-Thành tích đạt được của học sinh chỉ mang tính đại khái, không thực tế.

-Kiến thức được lưu giữ một cách qua loa khiến người học chóng quên, không đạt được mục đích học tập, không tích lũy được kiến thức.

-Ảnh hưởng nhân phẩm của người học (thường xuyên gian lận trong học tập, thiếu trung thực).

-Bị hỏng nhiều kiến thức khiến việc học sau này ngày càng khó khăn.

-Không nắm vững kiến thức khiến người học không thể ứng dụng được kiến thức đã học cho công việc, cuộc sống trong tương lai.

Đưa ra lời khuyên, biện pháp để tránh tình trạng học đối phó của học sinh sinh viên:

-Nhà trường, phụ huynh nên có biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức học tập giúp học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc học tập trong định hướng tương lai, nghề nghiệp.

-Có các hoạt động bồi dưỡng, phát huy khả năng, hứng thú học tập cho học sinh.

Khiến các bài giảng trở nên sinh động hơn để thu hút học sinh học tập.

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại quan điểm, nhận định về vấn đề học đối phó (vấn đề cần ảnh hưởng nghiêm trọng, cần được quan tâm,...). Rút kinh nghiệm cho bản thân.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận xã hội về học đối phó của học sinh. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Dàn ý nghị luận xã hội về Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe

Đánh giá bài viết
1 1.766
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm