Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 6 Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức năm 2024

VnDoc giới thiệu tới các bạn Bộ Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức. Đề thi Lịch sử Địa lí 7 học kì 2 bao gồm 6 đề thi khác nhau có đầy đủ đáp án và bảng ma trận cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về tham khảo toàn bộ 6 đề thi và đáp án trong file tải.

1. Đề thi cuối kì 2 lớp 7 môn Lịch sử Địa lí KNTT - Đề 1

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền chọn địa phương nào làm kinh đô?

A. Hoa Lư.

B. Cổ Loa.

C. Phong Châu.

D. Phú Xuân.

Câu 2. Nội dung sau đây cho thấy nhà Lý chú trọng đến việc phát triển giáo dục?

A. Quy định rõ ràng thể lệ, thời gian thi Hương, thi Hội, thi Đình.

B. Dựng bia ở Văn Miếu để vinh danh các vị Tiến sĩ.

C. Xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tổ chức khoa thi đầu tiên.

D. Quy định ba năm có một kì thi Hội, chọn Tiến sĩ.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp của nhà Trần?

A. Cho phép tự ý giết mổ trâu, bò.

B. Khuyến khích khai khẩn đất hoang.

C. Đào sông ngòi, đắp đê phòng lụt.

D. Đặt các chức quan nông nghiệp.

Câu 4. Ngày 29 - 1 - 1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc ta, đó là ngày gì?

A. Quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu.

B. Quân Mông Cô thua trận, phải rời khỏi Thăng Long.

C. Quân Mông Cô gặp khó khăn ở Thăng Long.

D. Quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp.

Câu 5. Nhà Hồ được thành lập vào năm nào?

A. 1397.

B. 1400.

C. 1407.

D. 1408.

Câu 6. Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng của Hồ Quý Ly?

A. Xây dựng phòng tuyến chống giặc trên sông Như Nguyệt.

B. Chế tạo nhiều loại vũ khí mới: súng thần cơ, cổ lâu thuyền,…

C. Bố trí mai phục và đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.

D. Dời đô từ thành An Tôn (Thanh Hóa) về Thăng Long.

Câu 7. Từ năm 1424 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ

A. Thanh Hóa tới Nghệ An.

B. Nam Định đến Thanh Hóa.

C. Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.

D. Nghệ An đến đèo Hải Vân.

Câu 8. Để tháo gỡ tình thế bị bao vây, năm 1424, Nguyễn Chích đã đề xuất chủ trương

A. chuyển địa bàn hoạt động, tiến về phía nam, đánh chiếm Nghệ An.

B. giải phóng Tây Đô (Thanh Hóa) rồi sau đó đánh chiếm vào Nghệ An.

C. cố thủ tại vùng núi Chí Linh, chờ cơ hội giặc Minh sơ hở để phản công.

D. đưa quân ra Bắc, chiếm Đông Quan, sau đó giải phóng các vùng còn lại.

Câu 9. Công nghệ tưới tiết kiệm và công nghệ nhà kính ở Châu Phi được dùng để?

A. Khai thác và xuất khẩu khoáng sản.

B. Chế biến thực phẩm.

C. Luyện kim.

D. Thành lập các trang trại ở ốc đảo.

Câu 10. Sau khi phát hiện ra châu Mỹ người châu Âu đã làm gì?

A. Xâm chiếm châu Mỹ.

B. Xâm chiếm thuộc địa ở châu lục mới.

C. Đánh dấu lãnh thổ.

D. Vẽ bản đồ.

Câu 11. Ở vùng ven biển khí hậu Bắc Mỹ có đặc điểm gì?

A. Khí hậu ôn hòa, lượng mưa tương đối lớn.

B. Khí hậu cận nhiệt, lượng mưa tương đối lớn.

C. Khí hậu ôn hòa, lượng mưa thấp.

D. Khí hậu cận nhiệt, lượng mưa thấp.

Câu 12. Bắc Mỹ áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại, kết hợp với phương thức khai thác đa canh và luân canh, tăng cường sử dụng phân bón sinh học nhằm mục đích gì?

A. Khai thác tối đa tài nguyên đất.

B. Đa dạng sản phẩm nông nghiệp.

C. Đảm bảo năng suất lao động, bảo vệ và chống thoái hóa đất.

D. Làm giàu cho nông dân.

Câu 13. Nguyên nhân làm cho tự nhiên Trung và Nam Mỹ có sự phân hóa theo chiều đông - tây, theo chiều bắc - nam và theo chiều cao?

A. Do có nhiều núi cao.

B. Do lãnh thổ rộng lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ.

C. Do lãnh thổ rộng lớn.

D. Do lãnh thổ cách xa biển.

Câu 14. Dân cư Trung và Nam Mỹ bao gồm?

A. Người Anh-điêng, người Âu, người Phi.

B. Người bản địa, người nhập cư, người lai.

C. Người Anh-điêng, người Âu.

D. Người Anh-điêng.

Câu 15. Rừng A-ma-dôn còn được xem là

A. điều hòa tự nhiên.

B. máy lọc không khí.

C. khu bảo tồn thiên nhiên.

D. lá phổi xanh của Trái Đất.

Câu 16. Loại thú độc đáo, chỉ có ở châu Đại Dương là?

A. Tê giác.

B. Thú có túi.

C. Chim cánh cụt.

D. Hải cẩu.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Em hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ. Em có ấn tượng với thành tựu kinh tế nào nhất? Lý giải sự lựa chọn của em.

Câu 2. (3,0 điểm)

Dựa vào bảng số dân và tỉ suất tăng dân số tự nhiên của Ô-xtrây-li-a, giai đoạn 2000-2020, em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện quy mô dân số của Ô-xtrây-li-a.

Xem đáp án trong file tải về

2. Đề thi cuối kì 2 lớp 7 môn Lịch sử Địa lí KNTT - Đề 2

Khung ma trận đề thi học kì 2 LSĐL 7

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Lịch sử

1

Đại Việt thời Lý- Trần- Hồ (1009- 1407)

(7 tiết)

- Đại Việt Thời Trần (1226-1400)

- Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

3TN

1TL*

1TL*

1,5đ

15%

Nước Đại Ngu Thời Hồ (1400- 1407)

1TN

1TL*

1,0đ

10%

2

Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê Sơ

(6 tiết)

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

1TN*

1TL(a)

1TL(b)

1,75đ

17,5%

Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

2TN*

0,5đ

5%

3

Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

(2 tiết)

Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

1TN

0,25đ

2,5%

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Phân môn Địa lý

1

CHÂU MỸ (10% - đã kiểm tra giữa học kì II)

Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ

2TN

0,5đ

5%

– Phát kiến ra châu Mỹ

2TN*

– Đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của các khu vực châu Mỹ (Bắc Mỹ, Trung và Nam Mỹ)

2TN*

2

CHÂU ĐẠI DƯƠNG

(5 tiết)

– Vị trí địa lí, phạm vi châu Đại Dương

– Đặc điểm thiên nhiên của các đảo, quần đảo và lục địa Australia

– Một số đặc điểm dân cư, xã hội

- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

1TN

2TN*

1TL

TL*

2,0đ

20%

3

CHÂU NAM CỰC

(4 tiết)

– Vị trí địa lí của châu Nam Cực

– Lịch sử phát kiến châu Nam Cực

– Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của châu Nam Cực

- Kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

1TN

2TN*

1TL

TL*

2,0đ

20%

4

CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ(3 tiết)

- Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí

- Một số cuộc đại phát kiến địa lí

- Tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử.

2TN*

2TN

1TL*

1TL*

0,5đ

5%

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Tổng hợp chung

40%

30%

20%

10%

100%

Đề kiểm tra học kì 2 LSĐL 7

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7

* PHÂN MÔN LỊCH SỬ

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Vị vua đầu tiên của nhà Trần là

A. Trần Quốc Tuấn

B. Trần Cảnh

C. Trần Thủ Độ

D. Trần Khánh Dư.

Câu 2. Dưới thời Trần đất nước chia làm mấy Lộ?

A. 10 lộ

B. 11 lộ

C. 12 lộ

D. 13 lộ

Câu 3: Tình hình Phật giáo dưới thời Trần như thế nào?

A. Vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý

B. Thời Trần Phật giáo trở thành quốc giáo

C. Phật giáo suy yếu nhanh chóng

D. Nhà Trần cấm truyền bá đạo phật.

Câu 4. Năm 1400, triều đại nào được thành lập?

A. Nhà Lý

B. Nhà Trần

C. Nhà Tiền Lê

D. Nhà Hồ

Câu 5. Chiến thắng tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là

A. Chi Lăng-Xương Giang

B. Bạch Đằng năm 938

C. Ngọc Hồi-Đống Đa

D. Rạch Gầm-Xoài Mút

Câu 6: Các cửa khẩu: Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An) là nơi:

A. Bố phòng để chống lại các thế lực thù địch

B.. Tập trung các ngành nghề thủ công

C.. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán

D. Sản xuất các mặt hàng như, sành, sứ, vải, lụa

Câu 7: Tầng lớp nào chiếm đại bộ phận dân cư trong xã hội nước ta thời Lê Sơ?

A. Nông dân

B. Thợ thủ công

C. Thương nhân

D. Nô tì

Câu 8: Vùng đất phía nam, Vương triều Vi- giay- a của Chăm –pa được thành lập vào thời gian nào?

A. Năm 938

B. Năm 988

C. Năm 1220

D. Năm 1305

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh xâm lược nhanh chóng thất bại? (0,.75 điểm)

Câu 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? (0,75 điểm)

Câu 3. Bằng kiến thức lịch sử đã học về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1428-1527), em hãy: (1,5 điểm)

a. Đánh giá vai trò của Lê Lợi đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? (1,0 điểm)

b. Nét độc đáo nhất trong cách đánh giặc của nghĩa quân Lam Sơn là gì? (0,5 điểm)

* PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương

A. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.

B. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

D. Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

Câu 2. Đâu là diện tích lãnh thổ của châu Mỹ?

A. 10 triệu km2.

B. 30,3 triệu km2.

C. 42 triệu km2.

D. 44,4 triệu km2.

Câu 3. Châu Đại dương nằm giữa

A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

D. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

Câu 4. Năm 2020 tỉ lệ dân thành thị của Ô-xtrây-li-a chiếm bao nhiêu %?

A. 80%.

B. 82%.

C. 84%.

D. 86%.

Câu 5. Diện tích của châu Nam Cực khoảng

A. 10 triệu km2.

B. 12 triệu km2.

C. 14 triệu km2.

D. 15 triệu km2.

Câu 6. Vùng thềm lục địa Nam Cực có tiềm năng về:

A. Titan.

B. Mangan.

C. Bôxit.

D. Dầu mỏ.

Câu 7. C. Cô-lôm-bô đã tiến hành thêm mấy chuyến thám hiểm tới châu Mỹ?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 8. Nhà thám hiểm nào đã chứng minh được “Trái Đất có hình cầu”?

A. C. Cô-lôm-bô

B. Ph. Ma-gien-lăng

C. B. Đi-a-xo

D. Va-cô-Đơ-Ga-ma

  1. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm):

a/ Cho bảng số liệu sau hãy nhận xét về sự phân bố dân cư của 1 số nước ở châu Đại Dương năm 2014

MẬT ĐỘ DÂN SỐ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ĐẠI DƯƠNG NĂM 2014

Quốc gia

Mật độ dân số (người/km2)

Pa-pua Niu Ghi-nê

16

Ô-xtrây-li-a

3

Va-nu-a-tu

25

Niu Di-len

16

(Số liệu thống kê năm 2017- NXB Bộ giáo dụcVN)

b/ Dựa vào kiến thức đã học em hãy phân tích phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a

Câu 2. (1,5 điểm). Dựa vào kiến thức đã học em hãy trình bày các đặc điểm nổi bật về khí hậu, địa hình châu Nam Cực?

Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 KNTT

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

A.TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)

(Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ)

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

ĐÁP ÁN

B

C

B

D

A

C

A

B

TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

1(0,75

điểm)

Cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh xâm lược nhanh chóng thất bại vì:

- Nhà Hồ không được lòng dân: Do cướp ngôi của nhà Trần . Những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly.

- Do đường lối kháng chiến sai lầm của nhà Hồ: Không đoàn kết được lực lượng toàn dân mà chỉ chiến đấu đơn độc.

- Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.

0,25

0,25

0,25

2(0,75

điểm)

Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên:

- Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông – Nguyên. Bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền dân tộc, nâng cao vị thế của Đại Việt.

- Khẳng định quyết tâm, sức mạnh và tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm.

- Làm suy yếu đế quốc Mông - Nguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước khác.

0,25

0,25

0,25

3(1,5

điểm)

a. Vai trò của Lê Lợi đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Tạo dựng nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Đánh tan quân xâm lược Minh với đường lối và chiến thuật đúng đắng.

- Đóng góp nhiều công sức vào cuộc khởi nghĩa…

- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo

b. Nét độc đáo nhất trong cách đánh giặc của nghĩa quân Lam Sơn

Khéo kết hợp giữa vây thành với diệt viện.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

(Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

A

D

C

D

A

B

TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

(1,5 điểm)

a

(1,0 điểm)

Nhận xét.

Năm 2014, mật độ dân số ở châu Đại Dương không đều giữa các nước. + Va-nu-a-tu có mật độ dân số cao nhất (25 người/km2), tiếp theo là Niu Di- len và Pa-pua Niu Ghi-nê (16 người/km2)

+ Thấp nhất là Ô- xtrây-li-a (3 người/km2)

0,5

0,25

0,25

b

(0,5 điểm)

Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a

- Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên biển, vườn quốc gia,…

- Đồng thời đề ra những chiến lược bảo tồn các quần thể sinh vật và cảnh quan bản địa, góp phần quan trọng duy trì tính đa dạng của tài nguyên sinh vật quốc gia.

0,25

0,25

2

(1,5 điểm)

Các đặc điểm nổi bật về địa hình và khí hậu của châu Nam cực

- Địa hình:

+ Tương đối bằng phẳng, được coi là một cao nguyên băng khổng lồ.

+ Độ cao trung bình lớn nhất trong các châu lục với độ cao hơn 2 040 m.

- Khí hậu:

+ Là châu lục lạnh và khô nhất nhất thế giới.

+ Nhiệt độ: Không bao giờ vượt quá 00C Nhiệt độ thấp nhất đo được trong năm 1967 là – 94,50C

+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200mm/năm; vào sâu trong lục địa, lượng mưa, tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.

+ Là vùng có khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa thổi ra với vận tốc thường trên 60km/giờ; đây là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

0, 25

0,25

0, 25

0,25

0,25

0,25

Đánh giá bài viết
4 5.490
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 KHTN 7

    Xem thêm