Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Văn 11 Kết nối tri thức - Đề 5

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - Đề 5

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi học kì 2 môn Văn 11 Kết nối tri thức - Đề 5 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn. Thí sinh làm bài trong thời gian 90 phút. Mời các bạn cùng theo dõi và tham khảo thêm đề thi các môn tại mục Thi học kì 2 lớp 11.

Đề thi học kì 2 Văn 11 Kết nối tri thức

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

“Viết là một cuộc thám hiểm.

Bạn bắt đầu từ số không và học trên đường đi”

E. L. DOCTOROW

Cách đây vài năm, một khảo sát cho biết có đến 81% người Mỹ cảm thấy có một cuốn sách trong đầu mình, và họ cho rằng mình nên viết nó ra. Tuy nhiên, một tác giả của hơn 20 cuốn sách đã viết trong một bài báo rằng, những người Mỹ đó tốt nhất đừng nên viết nó ra, vì ngày nay có quá nhiều cuốn sách hạng ba được xuất bản. Ông ta cho đó là sự hão huyền và khuyên mọi người “tiết kiệm giấy” bằng cách đừng viết ra những cuốn sách mà họ muốn, thậm chí đừng nghĩ đến. Hãy giữ nó trong giấc mơ của họ, nơi xứng đáng của nó.

Nhưng với tôi, quan điểm đó chỉ nhằm làm nản chí những người yếu bóng vía. Có lẽ nên tránh xa những nhà phê bình nghiêm khắc khi ta còn trẻ. Đôi khi, họ dập tắt mơ ước của ta không thương tiếc. Ước mơ có thể đưa ta đi rất xa. Chính ta, chứ không phải họ.

[…] Có một cuốn sách trong tâm hồn bạn, và tôi, tôi thực sự muốn đọc nó. Hãy ngồi vào bàn và viết. Tại sao bạn không thể viết một câu chuyện trẻ con, và cậu em họ khéo tay của bạn có thể vẽ minh họa cho nó? Tại sao bạn không viết lại câu chuyện bạn kể cho tôi nghe về những chuyến đi đặt bẫy thú trong rừng? Tại sao bạn không viết một cuốn sách kể về cuộc chiến tranh giữa quái vật và người ngoài hành tinh như bạn đang kể cho cháu bạn?

Không có biên giới nào cho đề tài. Chẳng có gì ngăn cản.

Hãy viết đi, trong khi viết, bạn sẽ tìm kiếm khi có nhu cầu và học thêm những kỹ thuật viết văn, bạn sẽ tự học thêm để chỉnh sửa văn phạm và chính tả của mình, bạn sẽ tự tìm cách sắp xếp các chương mục sao cho hợp lý, hoặc độc đáo, bạn sẽ tự tổ chức đường dây cốt truyện sao cho đơn giản, hay phức tạp, bạn sẽ thay đổi từ ngữ và cấu trúc sao cho dễ hiểu hơn, hay khó hiểu hơn, tuỳ theo ý bạn muốn. Bạn sẽ cảm thấy ưa thích những câu dài, hoặc ngắn. Chẳng có biên giới nào cho sự sáng tạo, miễn là bạn muốn vậy.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, tr. 148 - 150)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Nêu ra 2 quan điểm khác nhau về vấn đề viết “cuốn sách trong đầu mình” được nhắc tới trong đoạn trích.

Câu 3. Anh/ Chị hiểu gì về những dòng thơ sau:

“Viết là một cuộc thám hiểm.

Bạn bắt đầu từ số không và học trên đường đi”

E. L. DOCTOROW

Câu 4. Phân tích tác dụng của những câu hỏi tu từ được in đậm trong đoạn trích.

Câu 5. Quan điểm “Chẳng có biên giới nào cho sự sáng tạo, miễn là bạn muốn vậy.” gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì?

II. VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Cần làm gì để phát huy khả năng sáng tạo của bản thân?

Câu 2 (4.0 điểm)

Viết bài văn thuyết minh đoạn trích sau:

Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều

Người lên ngựa, kẻ chia bào (1)

Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san(2).

Dặm hồng, bụi cuốn chinh an (3)

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về, chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc(4), nửa soi dặm trường(5).

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học,1987, tr. 20)

Tóm lược: Sau những ngày tháng sống tủi nhục chốn lầu xanh. Thuý Kiều may mắn được Thúc Sinh yêu và chuộc thân khỏi nơi buôn hoa bán phấn. Hai người đã có khoảng thời gian sống với nhau rất hạnh phúc. Nhưng khi Kiều phát hiện Thúc Sinh đã có vợ, vốn là ngườihiểu chuyện nên nàng đã khuyên Thúc Sinh về quê để nói thật với vợ chuyện Sinh- Kiều, đoạn thơ trên là cảnh chia ly giữa Thuý Kiều và Thúc Sinh.

Chú thích:

(1) chia bào: tức là buông áo người đi.

(2) quan san: là cửa ải và núi non, ý nói cách núi non, tức xa cách. Màu quan san là màu của rừng núi xa xôi.

(3) chinh an: là yên ngựa của kẻ đi đường trường, nói việc đi đường xa.

(4) gối chiếc: gối đơn – ngụ ý chỉ sự cô đơn của người phụ nữa khi không có chồng hoặc xa chồng.

(5) dặm trường: đường đi dài và xa.

Đánh giá bài viết
1 56
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Văn

    Xem thêm