Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đơn vị của áp suất là gì?

Đơn vị của áp suất là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Đơn vị của áp suất là gì?

Trả lời

- Pascal (Pa) là một đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI), được đặt theo tên của một nhà toán học và vật lý người Pháp - Blaise Pascal. 1 pascal áp suất được tính bằng áp lực 1 newton tác dụng lên bề mặt có diện tích 1 mét vuông (1 Pa = 1 N/m²)

1. Các loại đơn vị đo lường áp suất hiện nay

- Các khu vực đại diện:

+ Bắc Mỹ: Khi chúng ta nhắc đến Bắc Mỹ thì quốc gia đầu tiên các bạn có thể nghĩ ngay đến đó là nước Mỹ. Vâng, vì đây là một quốc gia là một cường quốc quân sự cũng như là đàn anh trong việc tạo ra các chuẩn đơn vị đo áp suất. Và thật không nói điêu khi hiện nay Mỹ được xem là cường quốc đại diện cho đơn vị đo áp suất là Ksi, Psi hiện nay.

+ Châu Âu: về phía Châu Âu, chúng ta có các quốc gia, các vùng liên kết cũng như các tổ chức đa quốc gia. Cụ thể chính là G7 với đại diện là các nước Anh, Pháp, Đức,… là các quốc gia có khá nhiều thành tựu về nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, quân sự và cả công nghệ. Chính vì thế mà việc tạo ra đơn vị đo áp suất là điều hiển nhiên đúng không nào. Và trong khu vực này, đơn vị áp suất thường dùng nhất đó chính là bar, mbar,…

+ Châu Á: Với đại diện đó là Nhật Bản và Hàn Quốc. Là 2 quốc gia được xem là có nền công nghiệp phát triển khá cao từ trong quá khứ cho đến hiện tại. Và trong đó, Nhật Bản cũng là một trong những các thành viên chính thức của G7. Chính vì thế mà quốc gia này cũng không quên tạo ra cho mình đơn vị đo lường áp suất đó là Pa, Mpa, Kpa…

2. Quy đổi giữa các đơn vị đo áp suất

Đơn vị áp suất

Pascal
(Pa)

Bar
(bar)

Atmosphere kỹ thuật
(at)

Atmosphere
(atm)

Torr
(Torr)

Pound lực trên inch vuông
(psi)

1 Pa

≡ 1 N/m2

10−5

1,0197×10−5

9,8692×10−6

7,5006×10−3

145,04×10−6

1 bar

100000

≡ 106 dyne/cm2

1,0197

0,98692

750,06

14,504

1 at

98.066,5

0,980665

≡ 1 kgf/cm2

0,96784

735,56

14,223

1 atm

101.325

1,01325

1,0332

≡ 1 atm

760

14,696

1 torr

133,322

1,3332×10−3

1,3595×10−3

1,3158×10−3

≡ 1 Torr; ≈ 1 mmHg

19,337×10−3

1 psi

6.894,76

68,948×10−3

70,307×10−3

68,046×10−3

51,715

≡ 1 lbf/in2

3. Cách điều chỉnh áp suất

- Việc tăng hay giảm áp suất rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến cả hệ thống và những thiết bị có liên quan nên người kỹ thuật phải tính toán và cân nhắc thật kỹ.

Cách làm tăng áp suất

- Đối với một số hệ thống thì việc tăng áp suất chất lỏng là cần thiết để hoạt động được ổn định hiệu quả hơn.

+ Giảm diện tích bề mặt ép và tăng lực tác động theo hướng vuông góc.

+ Giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép và tiến hành tăng lực tác động.

+ Tăng diện tích bề mặt ép và giữ áp suất ở nguyên mức.

- Có một điều mà chúng tôi luôn lưu ý với khách hàng đó là: Nếu áp suất tăng quá cao vượt mức chịu đựng của lớp vỏ sẽ gây ra vụ nổ lớn, lực tác động sẽ phá hủy bề mặt của vật xung quanh. Nó gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người, vỡ bể chứa, đổ bể các công trình… nên cần phải cẩn thận.

Cách làm giảm áp suất

- Nếu áp suất tăng quá cao thì chúng ta phải tìm biện pháp để có thể điều chỉnh giảm áp suất. Có 3 cách mà chúng tôi thường sử dụng để giảm áp, đó là:

+ Giảm diện tích bề mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.

+ Giảm đồng thời áp suất và diện tích bề mặt bị ép.

+ Giảm áp suất nhưng vẫn giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép.

4. Vai trò của áp suất trong công nghiệp

- Đối với các thiết bị cơ điện thì việc đo áp suất là không thể thiếu. Khi đo áp suất chủ yếu sử dụng đồng hồ đo, được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp, trong nhà máy, xí nghiệp, lọc hóa dầu, chế biến thực phẩm…. thiết bị đo áp suất có thể đo áp suất của chất lỏng (nước), khí (gas), hơi…

- Tùy vào môi chất mà có thiết bị đo áp suất khác nhau như đo áp suất nước, đo áp suất khí gas, đo áp suất đo xăng dầu, áp suất đo môi chất hóa chất và các chất lỏng khác…

- Các thiết bị đo áp suất có dải đo từ 0 đến 1000 bar. Bên cạnh đó, một số loại thiết bị đo áp suất cho hệ nước và hệ khí nén có dải đo lên đến hơn 1000 bar.

- Tùy vào môi chất cũng như yêu cầu thực tế thì có thể chọn thiết bị đo áp suất sao cho phù hợp. Sau đây là ba dạng thiết bị đo áp suất phổ biến nhất như:

* Đồng hồ đo áp suất

- Là một thiết bị chuyên dụng để đo áp suất của chất lỏng, khí, hơi…Bằng tác động của áp lực nước lên hệ thống chuyển động của đồng hồ. Qua đó làm quay bánh răng giúp kim trỏ đồng hồ chỉ tới dải áp suất trên mặt đồng hồ thiết bị đo. Sau đó hiển thị cho chúng ta biết được mức áp suất trên hệ thống đang là bao nhiêu.

- Thường được sử dụng khi người dùng muốn thấy áp suất trực tiếp tại điểm cần đo, và thường không suất ra tín hiệu đo.

* Cảm biến đo áp suất

- Cảm biến áp suất là thiết bị chuyển tín hiệu áp suất sang tín hiệu điện . Khi có nguồn tác động lên đầu cảm biến, cảm biến sẽ đưa ra giá trị về vi xử lý, nhằm xử lý ra tín hiệu điện.

*Cảm biến đo áp suất có mặt hiển thị đồng hồ điện tử

- Là sự kết hợp cảm biến áp suất có tích hợp mặt đồng hồ hiển thị dạng điện tử. Giúp người sử dụng có thể thấy được áp suất ngay tại điểm cần đo và suất ra tín hiệu để đưa về bộ xử lý – điều khiển

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Đơn vị của áp suất là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 258
Sắp xếp theo

    Vật lý lớp 8

    Xem thêm