Giải bài tập SGK Địa lý 7 bài 19

Giải bài tập SGK Địa lý 7 bài 19: Môi trường hoang mạc

Giải bài tập SGK Địa lý 7 bài 19: Môi trường hoang mạc được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 19 trang 61: Quan sát lược đồ hình 19.1, cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?

Trả lời:

Phần lớn các hoang mạc trên thế giới nằm dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa đại lục Á - Âu.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 19 trang 62: Quan sát hình 19.2 và 19.3, nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa.

Trả lời:

- Giống: Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc là tính chất khô hạn, lượng mưa thấp trong khi lượng bốc hơi rất lớn. Biên độ nhiệt ngày và đêm lớn.

- Khác:

+ Hoang mạc đới nóng: Có biên độ nhiệt năm cao, nhưng mùa đông ấm áp (khoảng trên 10oC) và mùa hạ rất nóng (khoảng trên 36oC).

+ Hoang mạc đới ôn hoà: Có biên độ nhiệt năm rất cao nhưng mùa hạ rất nóng khoảng trên 36oC không quá nóng (khoảng 20oC và mùa đông rất lạnh (xuống tới – 24oC).

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 19 trang 62: Mô tả quang cảnh hoang mạc qua các ảnh dưới đây.

Trả lời:

- Bao phủ sỏi đá hay cồn cát.

- Thực vật: Cằn cỗi, thưa thớt

- Động vật: Phần lớn là các loài bò sát và côn trùng.

Bài 1 trang 63 Địa Lí 7: Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc.

Trả lời:

Đặc điểm của khí hậu hoang mạc:

+ Tính chất khô hạn, lượng mưa thấp trong khi lượng bốc hơi rất lớn.

+ Biên độ nhiệt ngày và đêm lớn.

Bài 2 trang 63 Địa Lí 7: Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?

Trả lời:

– Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô và hạn, thực vật và động vật ở hoang mạc phải tự hạn chế sự mất nước (ví dụ: lá biến thành gai,…), tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng (thực vật có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài, động vật sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá).

Đánh giá bài viết
5 765
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Địa lí 7 ngắn nhất

    Xem thêm