Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 10 Cánh diều bài 21

VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 10 bài 21: Bài tập đọc hiểu sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 10.

Đất Nước (Nguyễn Đình Thi)

Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc mục 1, 2, 3 phần Kiến thức ngữ văn ở Bài 7, SGK. Hoàn thành những phát biểu sau đây bằng cách khoanh vào các từ ngữ trong ma trận.

Giải SBT Ngữ văn 10 Đất Nước - Cánh diều

a) (....) khác với thơ cách luật, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số câu, số chữ, số vần.

b) Khác với thơ văn xuôi, thơ tự do là thơ (...).

c) Thơ tự do xuất hiện do nhu cầu (1)... khỏi sự ràng buộc chặt chẽ của các quy tắc về hình thức, phản ánh được các (2)... của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ.

d) Nhân vật trữ tình (một dạng biểu hiện của chủ thể trữ tình) là người (1) .... bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,... trong bài thơ. Đó là (2)... hoặc (3)... nói với người đọc về những cảm nhận, rung động, suy tư,.. của bản thân về con người và cuộc sống.

e) Nhân vật trữ tình “là con người “đồng dạng” của tác giả - nhà thơ hiện ra từ văn bản nhưng (...) giản đơn với tác giả”.

g) (1)... trong bài thơ hiện lên qua việc tác giả sử dụng các từ ngữ (tượng thanh, tượng hình, từ láy,...) và các biện pháp tu từ; gợi cho người đọc cảm nhận về (2)... thông qua các (3)... (thị giác, thính giác,...); giúp nhà thơ (4)..., tư tưởng mạnh mẽ, cách (5)... thêm sống động.

i) (...) trong thơ là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt, tràn đầy, bao trùm, xuyên suốt tác phẩm, gắn với một tư tưởng, một cách đánh giá của tác giả.

Trả lời:

a) thơ tự do (7a - 7h)

b) có phân dòng (1g - 10g)

c) (1): giải phóng cảm xúc (1h - 15h); (2): khía cạnh mới (11b – l1n)

d) (1): trực tiếp (1p - 13p); (2): một người (1c - 8c); (3): một giọng nào đó (5i – 12i)

e) không đồng nhất (1o - 13o)

g) (1): hình ảnh (11- 7l); (2): bức tranh đời sống (1n - 15n); (3): giác quan (3m -10m); (4): truyền tải cảm xúc (la - 15a); (5): miêu tả (3d - 8d)

i) cảm hứng chủ đạo (3k - 15k)

Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Dòng nào không phải là yêu cầu khi đọc văn bản thơ?

A. Chú ý xác định thể thơ, nhân vật trữ tình

B. Chú ý xác định nhân vật, người kể chuyện và ngôi kể

C. Phát hiện cảm hứng chủ đạo của tác phẩm

D. Phân tích từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,... và khái quát chủ đề của tác phẩm

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Chú ý xác định nhân vật, người kể chuyện và ngôi kể

Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hình tượng “Đất nước” hiện lên như thế nào trong bài thơ?

Trả lời:

Hình tượng “Đất nước” trong bài thơ chính là đối tượng để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, suy tưởng,...

- Hình tượng này trong bài thơ được xây dựng theo mạch vận động theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, tương lai. Trong quá khứ, đó là đất nước của lịch sử anh hùng, của những con người “chưa bao giờ khuất”, Tiếng vọng của cha ông, của truyền thống dựng nước, giữ nước vẫn vọng về nhắn nhủ lớp lớp cháu con (“Nước chúng ta / Nước những người chưa bao giờ khuất / Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”). Ở hiện tại, đó là đất nước đau thương mà kiên cường, anh dũng trong chiến tranh (các khổ thơ 4, 5, 6). Từ hiện tại chiến đấu và chiến thắng tràn đầy niềm tự hào đó, cảm hứng hướng về tương lai ngày càng dào dạt, mãnh liệt (khổ 9, 10), làm nên một tượng đài đất nước ngời sáng (khổ 10).

- Hình tượng đất nước còn được xây dựng bởi các chi tiết, hình ảnh (thi liệu): vẻ đẹp của Hà Nội nghìn năm, của thiên nhiên xanh tươi dạt dào sức sống trong những mùa thu đất nước; những hình ảnh về đất nước bị quân thù giày xéo đầy đau thương, mất mát trong chiến tranh; những hình ảnh thiên nhiên và con người kiên cường anh dũng trong chiến đấu; những hình ảnh giàu sắc thái tượng trưng khi thể hiện bức tượng đài chiến thắng của đất nước...

Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Hãy phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong “mùa thu nay”. Tại sao có sự khác nhau khi cảm nhận về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba?

Trả lời:

- Mùa thu đã thay áo mới, hiện diện bằng những hình ảnh bình dị, dân dã, khỏe khoắn và tươi sáng (Núi đồi, rừng tre, trong biếc…). Thiên nhiên không lặng im mà như đang lên tiếng nói “rừng tre phấp phới”, “trong biếc nói cười thiết tha.”:

+ Nhân vật "tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.

+ Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.

+ Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn:

- Có sự khác nhau trong cảm nhận về mùa thu giữa các khổ thơ vì:

+ Tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng.

+ Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).

Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 6, SŒK) Trong bài thơ, nhân vật trữ tình xưng “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta”, (“chúng ta”). Theo em, việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Việc thay đổi hai đại từ “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta” (chúng ta) của tác giả có thể nói là một cách sử dụng tương đối ngẫu nhiên trong bài thơ để thể hiện tư tưởng của mình:

+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi nhớ những ngày thu đã xa” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh trời mùa thu Hà Nội. Đây là cái tôi yêu thiên nhiên, xao xuyến, bâng khuâng và rung động trước cái đẹp của đất trời.

+ Những khổ thơ tiếp theo, tác giả thay bằng chữ “ta” (chúng ta) để bày tỏ niềm tự hào, sự vui sướng vào chung với không khí độc lập tự do của dân tộc. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lí tưởng khác.

→ Sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một đại từ chỉ một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng thể hiện ý nghĩa: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.

Câu 6 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 7, SGK) Từ hai dòng thơ: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”, em cảm nhận được lời nhắn nhủ gì trong tiếng vọng “rì rầm” ấy? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng).

Trả lời:

“Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng nói về” Âm thanh rì rầm đêm đêm trong lòng đất vọng từ ngàn xưa vọng tới mai sau. “Rì rầm” là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. “Rì rầm” trong lòng đất “đêm đêm” còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. “Đất” là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. “Đất” cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. Với hình ảnh thơ độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của đất nước thành một hình ảnh đầy sức sống, đầy mạnh thầm lặng, thiêng liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất anh hùng.

Câu 7 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Em thích nhất hình ảnh hoặc những câu thơ nào trong bài thơ Đất nước? Vì sao?

Trả lời:

Những lớp người đã ngã xuống sẽ có lớp khác đứng lên. Hiện tại đáng quý và càng đáng quý hơn khi nhớ đến quá khứ, vì có sự hy sinh của quá khứ mới có được hiện tại ngày hôm nay. "Rì rầm" là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. "Rì rầm" trong lòng đất "đêm đêm" còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. "Đất" là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. "Đất" cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. “Đêm đêm” đã gợi một khoảng thời gian dài như một dòng chảy thời gian xuyên suốt bốn nghìn năm của lịch sử. Với hình ảnh thơ độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của đất nước thành một hình ảnh đầy sức sống, đầy mạnh thầm lặng, thiêng liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất anh hùng.

Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)

Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2 : Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu vào ô phù hợp.

Giải SBT Ngữ văn 10 Lính đảo hát tình ca trên đảo - Cánh diều

Trả lời:

Giải SBT Ngữ văn 10 Lính đảo hát tình ca trên đảo - Cánh diều

Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo và khúc tình ca của họ trong sáu khổ thơ cuối.

Trả lời:

- Một số biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…”

→ Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng

+ Ẩn dụ: “những đá trọc đầu”

→ Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu cho đỡ rít khi không có nước ngọt gội tóc, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”

- So sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn

→ Thể hiện hình tượng người lính đảo: Họ là những con người lạc quan và đầy mơ mộng với cuộc sống.

Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ.

Trả lời:

- Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.

- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo.

- Bài thơ góp một giọng điệu rất riêng, vừa tươi vui, hóm hỉnh nhưng cũng cảm động, sâu lắng về cuộc sống của người lính nơi đảo xa.

Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Các câu thơ: “Ngoài mép biển người đâu lên đông thế / Ồ, hoá ra toàn những đá trọc đầu...” đem lại cảm nhận gì cho người đọc?

Trả lời:

Các câu thơ: “Ngoài mép biển người đâu lên đông thế / Ồ, hoá ra toàn những đá trọc đầu...” đem lại sự thú vị, bất ngờ vì liên tưởng độc đáo của tác giả. Sự liên tưởng này bắt nguồn từ thực tế. Về đêm, thuỷ triều rút, bãi cát rộng thêm ra. Người lính say sưa biểu diễn, nhập tâm hồn mình vào khúc tình ca, dường như quên cả xung quanh. Khi lời hát ngân lên chót vót, họ mới “bàng hoàng” nhìn lại phía sau. Những tảng “đá trọc đầu” vốn nằm trong sóng nước, giờ hiện ra lô nhô trên bãi cát.

Trong một liên tưởng bất ngờ, thú vị, tinh nghịch, “đá trọc đầu” trở thành những khán giả đặc biệt của đêm diễn. “Đá trọc đầu” tưởng cũng đang lặng đi nghe khúc hát tình ca của lính đảo. Thiên nhiên và con người cùng hoà một nhịp đập của cảm xúc,...

Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng).

Trả lời:

Cùng đi với đoàn công tác của tỉnh ra thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa mới đây là Đội văn nghệ xung kích của Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng và một số diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Khánh Hòa. Gọi là Đội văn nghệ xung kích bởi lực lượng chính là những diễn viên trẻ, trong đó có người đã ra Trường Sa lần thứ 2, thứ 3... Cảm nhận được sự mong đợi, tin yêu của những người lính đảo, nên hễ có điều kiện, bên hành lang đảo chìm hay dưới tán lá tra, bàng vuông... các anh chị em đều hăng say đem lời ca tiếng hát phục vụ lính đảo.

Câu 6 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Tìm hiểu và kể thêm một số bài thơ viết về người lính đảo trong tập Bên cửa sổ máy bay của tác giả Trần Đăng Khoa.

Trả lời:

Tập thơ được in lần đầu năm 1985, gồm 26 bài, trong đó thành công hơn cả là các sáng tác viết về đề tài người lính biển như: Thơ tình người lính biển, Cây phong ba đảo Nam Yết, Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài, Đoạn văn xuôi chép ở đảo Chìm, Hát về hòn đảo Chìm, Cô tổng đài hải đảo, Lính đảo hát tình ca trên đảo, Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn.

Đi trong hương tràm (Hoài Vũ)

Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu vào ô phù hợp.

Giải SBT Ngữ văn 10 Đi trong hương tràm - Cánh diều

Trả lời:

Giải SBT Ngữ văn 10 Đi trong hương tràm - Cánh diều

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ. Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em”? Nêu cảm nhận về hình ảnh đó.

Trả lời:

- Các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ:

+ Hoa tràm: e ấp, là biểu tượng của cái đẹp, nhưng rất phù du.

+ Lá tràm: vòm lá xum xuê, bao bọc lấy hoa, là biểu tượng của tuổi xuân, của sự sống nhưng không thể vĩnh cửu.

+ Hương tràm: thoáng → thoảng qua của gió, của hương mơn man dịu dàng.

- Những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em":

+ Hương tràm: nghe hương tràm khiến tác giả hồi tưởng lại dư vị của một mối tình dang dở.

+ Hương tràm thì vô hình, không thể nhìn thấy, nhưng có thể cảm nhận bằng linh giác của tình yêu. Hương tràm cũng tồn tại vĩnh cửu như bầu trời và cánh đồng. Như vậy, tất cả vẫn đang hiện hữu, chỉ trừ em.

→ Câu hỏi tu từ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?” thể hiện nỗi nhớ thương của nhân vật trữ tình, bâng khuâng, đau đáu…

Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ có gì giống và khác nhau? Từ đó, em hiểu như thế nào về nhan đề Đi trong hương tràm?

Trả lời:

- Mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ, nhân vật trữ tình lại có những cảm xúc khác biệt:

+ “Một thoáng hương tràm”: Hương tràm thoảng nhẹ, khiến “anh” nhớ về những kỉ niệm bên nhau

+ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?”: Bơ vơ, lạc lõng khi mất “em”.

+ “Hương tràm xôn xao”: Tình yêu hiện hữu, gần gũi, thiên liêng.

- Từ đó, em hiểu về nhan đề Đi trong hương tràm: Mỗi lần "đi trong hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Bởi hương tràm luôn gắn bó với "em", nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù "em" có xa "anh" vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để "ta bên nhau".

Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu 4, SGK) Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và khổ thơ kết của bài thơ.

Trả lời:

- Hình ảnh: Mây gió, trái tim, hương tràm

- Từ ngữ: xa cách bao lâu, đổi hương thay màu, một thoáng

- Biện pháp tu từ: điệp từ “dù”

- Qua những từ ngữ, hình ảnh, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”. Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng. Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau.

Câu 5 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Em thích nhất câu thơ, hình ảnh nào của bài Đi trong hương tràm? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất hình ảnh hoa tràm, hương tràm bởi vì các hình ảnh này thể hiện nỗi nhớ, tình yêu đã gắn kết những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm… chính là nhịp cầu nối những yêu thương.

Câu 6 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hãy nghe bài hát phổ nhạc từ bài thơ Đi trong hương tràm. Em thấy bài hát có truyền tải thành công cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ không?

Trả lời:

Bài hát đã truyền tải thành công cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Giai điệu, nhạc điệu của bài hát đã cho ta thấy được nỗi nhớ của những người đang yêu nhau mà phải xa cách.

Câu 7 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hãy tìm đọc thêm bài thơ Hương thầm của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn. Theo em, điểm gặp gỡ giữa hai bài thơ Đi trong hương tràm và Hương thầm là gì?

Trả lời:

Điểm gặp gỡ giữa hai bài thơ Đi trong hương tràm và Hương thầm là:

- Để thể hiện tình yêu đôi lứa hai nhà thơ đều sử dụng những hình ảnh ảnh thiên nhiên gắn bó với quê hương là hương tràm và hương bưởi.

- Những hình ảnh này gợi lên cảm nhận tình yêu lứa đôi hòa quyện với tình yêu Tổ quốc.

Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên)

Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Mùa hoa mận là ai và bộc lộ cảm xúc về điều gì?

A. Một người, một giọng đang chia sẻ với người đọc những rung động về thiên nhiên và con người miền Tây Bắc khi mùa xuân đến

B. Người cha vui “lòng căng cánh nỏ” trước những thay đổi mới mẻ của mùa xuân nơi bản làng

C. Người mẹ đang bộc lộ rung động, cảm xúc “xốn xang” khi nhận ra những tín hiệu của mùa xuân về trên những “cành mận bung cánh muốt”

D. “Lũ con trai”, “lũ con gái” trên bản làng Tây Bắc đang bộc lộ cảm xúc háo hức, tươi vui khi thấy mùa xuân về

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Một người, một giọng đang chia sẻ với người đọc những rung động về thiên nhiên và con người miền Tây Bắc khi mùa xuân đến

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Phép điệp dòng thơ “Cành mận bung cánh muốt” không có tác dụng gì?

A. Giới thiệu về một loài cây chỉ được trồng ở vùng Tây Bắc

B. Nhấn mạnh ấn tượng về màu sắc, tín hiệu của mùa xuân miền Tây Bắc

C. Tạo ra nhịp điệu tươi vui cho lời thơ

D. Tạo sự liên kết giữa các khổ thơ

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Giới thiệu về một loài cây chỉ được trồng ở vùng Tây Bắc

Câu 3 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ “Nhà trình tường ủ hương nếp”?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Ẩn dụ

Câu 4 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Dòng nào chỉ ra các từ láy có trong bài thơ?

A. Háo hức, rộn ràng, xốn xang, hối hả

B. Háo hức, rộn rã, xôn xang, hối hả

C. Xôn xao, háo hức, rộn ràng, hối hả

D. Bóng bay, hối hả, rộn ràng, háo hức

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Háo hức, rộn ràng, xốn xang, hối hả

Câu 5 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.

Trả lời:

- Các biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: Bóng bay nâng ước mơ; nhà trình tường ủ hương nếp, cành mận giục…

+ Ẩn dụ: Cành mận tượng trưng cho cả mùa xuân.

+ Phép điệp: Cành mận bung cánh muốt, giục, lũ con…

→ Có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.

Câu 6 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Tâm trạng, cảm xúc của con người hiện lên qua các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ ra sao?

Trả lời:

Qua việc liên tục nhắc đến những hình ảnh quen thuộc báo hiệu mùa xuân ở Tây Bắc, khi mùa hoa mận nở, cũng là lúc mọi người như đang được thúc giục, báo hiệu về một mùa xuân, mùa sum họp đã đến gần. Lúc này, tâm trạng, cảm xúc của con người là sự bồi hồi, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê, trong đó có tác giả.

Câu 7 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Tưởng tượng một “người đi xa” trong bài thơ đã “nhớ lối trở về” quê hương vào “mùa hoa mận”. Những cảm xúc, tâm trạng nào đang diễn ra trong tâm hồn của người đó? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) để ghi lại cảm xúc, tâm trạng ấy.

Trả lời:

Tôi đã nghĩ, Tây Bắc rộng lớn, núi rừng khá hiểm trở, chỉ với hình ảnh hoa mận trắng muốt, mình vẫn có thể nhớ được con đường có thể trở về quê hương. Khi những cánh hoa mận trắng, nhụy vàng bung nở cũng là lúc cái tết miền Tây Bắc đang đến gần. Bên những nếp nhà gỗ, hoa mận nở tràn lối đi vào bản, sà vào cả hiên nhà, hòa với màu áo xanh, áo đỏ của phụ nữ Mông đi chơi xuân, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu trên rẻo cao. Thiếu nữ e ấp, bẽn lẽn trong những bộ váy xòe thấp thoáng giữa rừng mận trắng đi hội xuân. Ngoài kia hoa mận, hoa đào đang khoe sắc, khèn nhà ai đó đã ghép xong, quả pao đang chờ bàn tay ai đó đón lấy. Giữa khung cảnh nên thơ của núi rừng, đắm chìm trong hương sắc của hoa đào, hoa mận, bồng bềnh trong bầu không khí tết là tiếng kèn môi. Tiếng kèn môi réo rắt vọng ra từ núi, nhẹ như hơi thở mùa xuân giữa núi rừng bao la huyền bí khiến cho ta quên đi bao lo toan thường ngày để cảm nhận niềm hạnh phúc chứa chan tâm tình. Tiếng kèn như gọi mời lữ khách gần xa, khiến mỗi ai đến đây đều không khỏi ngẩn ngơ, mau mau chóng chóng quay lại lối về…

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 10 Cánh diều bài 22

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 10 bài 21: Bài tập đọc hiểu sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 10 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 9
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 15:37 18/12
    • Laura Hypatia
      Laura Hypatia

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 15:37 18/12
      • Hằng Nguyễn
        Hằng Nguyễn

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 15:37 18/12

        Giải SBT Ngữ văn 10

        Xem thêm