Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Sinh 10 Bài 21: Công nghệ tế bào CTST

Giải Sinh 10 Bài 21: Công nghệ tế bào CTST được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Bài tập 1 trang 103 SGK Sinh 10 CTST

Vì sao tính toàn năng của tế bào là cơ sở để thực hiện công nghệ tế bào?

Lời giải

Tính toàn năng của tế bào là cơ sở để thực hiện công nghệ tế bào vì dựa vào tính toàn năng, công nghệ tế bào có thể sản xuất ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với số lượng lớn một cách nhanh chóng.

Bài tập 2 trang 103 SGK Sinh 10 CTST

Hãy phân tích các bước thực hiện quy trình nhân giống bằng công nghệ tế bào thực vật ở cà rốt và nhân bản cừu Dolly bằng công nghệ tế bào động vật.

Lời giải

Quy trình nhân giống bằng công nghệ tế bào thực vật ở cà rốt:

- Quy trình thực hiện nhân giống cây trồng bằng công nghệ tế bào thực vật:

+ Tách và nuôi cấy mô phân sinh: Tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non) rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm để các tế bào của mô phân sinh phân chia tạo ra các mô sẹo.

+ Nuôi cấy mô sẹo thành cơ thể mới: Chuyển mô sẹo sang nuôi cấy tiếp tục trong ống nghiệm khác chứa môi trường dinh dưỡng đặc và bổ sung hormone sinh trưởng phù hợp để kích thích chúng phân hoá thành cây con hoàn chỉnh.

+ Nuôi trồng các cây con: Các cây non được chuyển sang trồng trong các bầu đất ở điều kiện vườn ươm trước khi mang trồng ngoài thực địa.

Quy trình nhân bản cừu Dolly bằng công nghệ tế bào động vật:

- Quy trình thực hiện nhân bản vô tính cừu:

+ Xử lý các tế bào: Lấy nhân từ tế bào tuyến vú của cừu A và loại nhân từ tế bào trứng của cừu B.

+ Dung hợp tế bào: Đưa nhân của tế bào tuyến vú của cừu A vào tế bào đã loại nhân từ tế bào trứng của cừu B để tạo tế bào lai.

+ Nuôi cấy tế bào lai: Nuôi các tế bào lai ở môi trường có dinh dưỡng và nhiệt độ thích hợp để tạo ra phôi.

+ Tạo cơ thể mới: Chuyển phôi vào cừu C để phôi được phát triển thành cơ thể cừu mới.

Bài tập 3 trang 103 SGK Sinh 10 CTST

Sưu tầm hình ảnh và thông tin trên sách, báo,... về các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật (như nuôi cấy hạt phấn, dung hợp tế bào trần...) và chia sẻ với bạn.

Lời giải

Em có thể tìm kiếm các thông tin và hình ảnh về các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật trên sách bào, internet,...

Bài tập 4 trang 103 SGK Sinh 10 CTST

Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi ở động vật có những đặc điểm gì giống và khác nhau.

Lời giải

Những đặc điểm gì giống và khác nhau của nhân bản vô tính và cấy truyền phôi ở động vật:

Nhân bản vô tính

Cấy truyền phôi

Giống nhau

- Đều là một trong các kĩ thuật của công nghệ sinh sản, tạo ra cơ thể mới giống với thế hệ bố mẹ

- Đều cần có cơ thể cho vật chất di truyền (giao tử hoặc nhân của tế bào sinh dưỡng

- Đều cần có cơ thể cái mang thai hộ

- Đều có giai đoạn được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng để tạo phôi

Thành phần tham gia

Tế bào sinh dưỡng và tế bào trứng

Tế bào phôi

Kiểu gen của cơ thể con

Cơ thể con có thể có kiểu gen khác nhau nếu cơ thể cho nhân là khác nhau

Giống hệt nhau vì đều có nguồn gốc từ một phôi

Ứng dụng

Bảo tồn động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (chỉ có cá thể đực hoặc cái hoặc các loài khó thụ tinh)

Nhân nhanh động vật quý hiếm (có cá thể đực và cái, khả năng thụ tinh cao) tạo các cá thể có chất lượng cao

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Sinh 10 Bài 21: Công nghệ tế bào CTST. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 CTST...

Đánh giá bài viết
1 78
Sắp xếp theo

    Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm