Giáo án Địa lý lớp 7 bài 29: Dân cư xã hội Châu Phi

Giáo án môn Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 29: Dân cư xã hội Châu Phi được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 7 bài: Ôn tập học kì I

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Châu Phi

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 30: Kinh tế Châu Phi

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

  • Nắm vững sự phân bố dân cư rất không đồng đều ở Châu Phi.
  • Hiểu rõ những hậu quả của lịch sử để lại qua việc buôn bán nô lệ và thuộc địa hoá bởi các cường quốc phương tây.
  • Hiểu được dân số không thể kiểm soát được và sự sung đột sắc tộc triền miên cản trở sự phát triển của Châu Phi.

2. Kĩ năng:

  • Rèn kĩ năngđọc, phân tích lược đồ dân cư Châu Phi.
  • Đọc phân tích bảng số liệu thông kê về một số quốc gia ở Châu Phi.

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên

II. Chuẩn bị:

  • GV: Bản đồ dân cư và đô thị Châu Phi.
  • Bảng số liệu thống kê về tỉ lệ gia tăng dân số ở một số quốc gia Châu Phi.
  • Ảnh về xung đột vũ trang và di dân tự do do xung đột vũ trang.
  • HS: Sgk, tập bản đồ

III. Tiến trình bài mới:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong nội dung bài mới.

3. Bài mới:

  • Dân cư Châu Phi phân bố không đồng đều và gia tăng nhanh. Bùng nổ dân số và đại dịch HIV, xung đột sắc tộc, sự can thiệp của nước ngoài là nguyên nhân chủ yếu kìm hãn sự phát triển nền kinh tế - xã hội Châu Phi

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung phần a.

? Hãy cho biết lịch sử Châu Phi trải qua mấy giai đoạn, mốc của từng giai đoạn lịch sử đó?

- Lịch sử Châu Phi trải qua bốn giai đoạn lớn.

+ Thời kì cổ đại.

+ Từ thế kỉ XVI – XIX.

+ Cuối thế kỉ XIX - Đầu XX

+ Sau chiến tranh thế giới II

? Trong thời kì cổ đại nền kinh tế Châu Phi có đặc điển gì?

? Bằng hiểu biết thực tế hãy kể tên một số thành tựu của nền văn minh Sông Nin?

- Kim Tự Tháp Ai Cập, tượng Nhân Sư ……

? Trong thế kỉ XVI – XIX ở Châu Phi có những biến động nào về lịch sử?

? Trong nửa cuối thế kỉ XIX - Đầu XX Tình hình kinh tế chính trị ở Châu Phi có gì thay đổi?

- GV: Sau chiến tranh thế giới II với sự ra đời của các nước Xã Hội Chủ nghĩa, nhất là thắng lợi của cách mạng Việt Nam …….

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H29.1 SGK

? Trình bày sự phân bố dân cư Châu Phi?

- Dân cư Châu Phi phân bố không đồng đều, tập trung ở phần cực bắc, cực nam, ven vịnh Ghi Nê, thung lũng Sông Nin. Thưa thớt ở vùng xích đạo và trong các hoang mạc.

? Bằng những kiến thức đã học hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư như vậy?

- Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi hoặc trong các đô thị dân cư tập trung đông đúc

? Đọc tên và xác định vị trí một số đô thị từ một triệu dân trở lên ở Châu Phi?

- Xác định trên bản đồ treo tường các thành phố lớn tập trung chủ yếu ở ven biển, hoặc hạ lưu của các con sông

- GV: Đa số dân cư Châu Phi sống ở nông thôn

- GV: Đó là lịch sử phát triển và sự phân bố dân cư vậy tình hình gia tăng dân số và hậu quả như thế nào

? Hãy nhắc lại bùng nổ dân số sảy ra khi nào?

- Bùng nổ dân số sảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đạt và vượt 2,1%

? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà hãy cho biết tình hình dân số Châu Phi có đặc điểm gì?

- GV: Hướng dẫn hs độc bảng số liệu dân số của một số quốc gia Châu Phi và xác định vị trí giới hạn trên bản đồ.

? Tìm và xác định vị trí trên bản đồ các quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn mức trung bình và thấp hơn mức trung bình?

- HS: Thực hiện trên bản đồ.

? Hậu quả của sự gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh ở Châu Phi?

- Nạn đói, đại dịch HIV, nền kinh tế chậm phát triển ….

? Ngoài ra cònh nguyên nhân nào khác làm cho nền kinh tế Châu Phi chậm phát triển?

- Sự can thiệp của nước ngoài, gia tăng dân số quá nhanh, xung đột sắc tộc ….

- GV: Châu Phi có thành phần chủng tộc rất phức tạp, gồm nhiều tộc người và hàng ngìn thổ ngữ khác nhau nên thường sảy ra xô sát và xung đột. Song nguyên nhân cở bản là

- GV: Hướng dẫn hs đọc “ Trước đây ….. Tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp”

? Nguyên nhân nào dẫn đến sự xung đột sắc tộc gay gắt ở Châu Phi?

- Do thực dân đế quốc thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc, kích động các dân tộc ở Châu Phi để dễ bề cai trị

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát miêu tả H29.2 SGK

? Nêu hậu quả của sự xung đột sắc tộc?

1. Lịch sử và dân cư.

a. Sơ lược lịch sử.

- Châu Phi là một trong những cái nôi của xã hội loài người. Trong thưòi kì cổ đại có nền văn minh Sông Nin phát triển rực rỡ.

- Từ thế kỉ XVI – XIX Châu Phi bị xâm chiếm, dân cư bị đưa sang Châu Mĩ làm Nô Lệ.

- Cuối thế kỉ XIX đầu XX toàn bộ Châu Phi bị xân chiến làn thuộc địa.

- Sau chiến tranh thế giới II các nước Châu Phi lần lượt giành được độc lập.

b. Dân cư.

- Dân cư Châu Phi phân bố rất không đồng đều.

- Dân cư Châu Phi sinh sống chủ yếu ở nông thôn. Các đô thị trên 1tr dân thường tập trung ở ven biển và hạ lưu các con sông lớn.

2. Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người ở Châu Phi.

a. Bùng nổ dân số.

- Số dân: 818 tr (2001) chiếm 13,4% dân số thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình cao nhất trên thế giới 2,4%.

b. Xung đột tộc người.

- Nguyên nhân: Do Châu Phi có nhiều tộc người khác nhau, bị thực dân châu phi chia rẽ kích động

- Hậu quả: Nền kinh tế của các nước Châu Phi mất ổn định chậm phát triển

IV. Củng cố:

? Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ở Châu Phi?

? Nguyên nhân xã hội nào kìm hãm sự phát tiển kinh tế xã hội ở châu phi?

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

  • Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
  • Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
  • Chuẩn bị trước nội dung ôn tập (Xem lại nội dung bài đã học trong học kì I)
Đánh giá bài viết
1 1.787
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 7

    Xem thêm