Giáo án Địa lý lớp 7 bài: Ôn tập học kì I
Giáo án môn Địa lý lớp 7
Giáo án Địa lý lớp 7 bài: Ôn tập học kì I được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý lớp 7 bài 26: Thiên nhiên Châu Phi
Giáo án Địa lý lớp 7 bài 27: Thiên nhiên Châu Phi (tiếp)
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh cần.
Nhằm củng cố lại những kiến thức trong:
Chương II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HOÀ.
Chương III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC.
Chương IV: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH.
Chương V: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc phân tích lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh địa lí.
- Có ý thức học tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị
- Bản đồ phân bố các môi trường địa lí trên trái đất.
- Tranh ảnh về cảnh quan các môi trường địa lí, môi trường đới ôn hoà, môi trường hoang mạc, môi trường vùng núi, môi trường đới lạnh.
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các môi trường.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới:
- Trong nội dung tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại những kiến thức đã học trong các chương II, III, IV, V.
CÂU 1. Xác định vị trí giới hạn và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới ôn hoà?
Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh, thời tiết hay đổi thất thường rất khó dự báo trước.
CÂU 2. Với đặc điểm khí hậu như vậy môi rường đới ôn hoà có sự phân hoá như thế nào?
Thiên nhiên môi trường đới có sự thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Các kiểu môi trường thay đổi từ bắc xuống nam (Rừng lá kim, rừng hỗn giao → Thảo nguyên → rừng cây bụi). Từ đông sang tây (Rừng lá kim → Rừng hỗn giao → Rừng lá rộng).
CÂU 3. Hoạt động kinh tế ở đới ôn hoà gồm những ngành nào đặc điểm của những ngành đó như thế nào?
Hoạt động kinh tế của đới ôn hoà gồm hai nhóm ngành chính : Công nghiệp và nông nghiệp.
- Hoạt động nông nghiệp: Ở đới ôn hoà có nền nông nghiệp tiên tiến, tổ chức sản xuất nông nghiệp gồm hai hình thức, hộ gia đình và trang trại. Qui mô tuy khác nhau nhưng đều được áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến, sản xuất được một khối lượng nông sản hàng hoá lớn, chất lượng cao để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
- Hoạt động công nghiệp: Đới ôn hoà là nơi công nghiệp phát triển sớm nhất. Nền công nghiệp ở đây rất hiện đại và có cơ cấu đa dạng, 3/4 sản phẩm công nghiệp của thế giới do đới ôn hoà cung cấp. Công nghiệp chế biến là thế mạnh nổi bật của đới ôn hoà.
CÂU 4: Nét đặ trưng của đô thị ở đới ôn hoà là gì. Vấn đề xã hội nảy sinh khi quá trình đô thị hoá quá nhanh và phương hướng giải quyết?
- Đới ôn hoà tập trung nhiều đô thị nhất thế giới. Tỷ lệ dân đo thị cao, chiếm 75% dân số.
- Các đô thị ở đới ôn hoà mở rộng, kết nối với nhau thành chuỗi đô thị, chùm đô thị.
- Sự phát triển của các đô thị được tiến hành theo quy hoạch vươn theo cả chiều sâu và chiều cao.
- Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư.
- Sự phát triển nhanh của các đô thị nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường.
- Quy hoạch lại đô thị theo hướng phi tập trung hoá để giảm áp lực cho các đô thị.
CÂU 5: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà diễn ra như thế nào?
Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
* Ô mhiễn không khí:
- Hậu quả: Mưa a xít, thay đổi khí hậu toàn cầu, thủng tầng ô zôn.
- Biện pháp: ký nghị định thư Ky ô tô, cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm bầu khí quyển.
* Ô nhiễm nước:
- Nguyên nhân: chất thải công nghiệp, nông nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải, sinh hoạt, thải trực tiếp vào môi trường.
- Hậu quả môi trường nước bị ô nhiễm nặng “Thuỷ triều đen, đỏ ”.
- Biện pháp khắc phục: Xử lý nước thải trước khi thải vào môi trường.