Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt

Chúng tôi xin giới thiệu bài Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt

Lời giải:

Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

- “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

1.1. Hoàn cảnh

- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) gặp phải những khó khăn chồng chất.

+ Trong nước: ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn.

+ Vùng biên giới phía Bắc nhà Tống thường xuyên bị các nước Liêu, Hạ quấy nhiễu.

=> Nhà Tống muốn sử dụng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng, nên đã tiến hành âm mưu xâm lược Đại Việt.

1.2. Hành động

- Xúi giục vua Champa đánh lên từ phía Nam.

- Ở biên giới phía Bắc Đại Việt, nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.

2. Nhà Lý chủ động tấn công

2.1. Sự chuẩn bị

- Cử Lý Thường Kiệt chỉ huy quân đội.

+ Cho quân luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm, sẵn sàng chiến đấu

+ Lý Thánh Tông cùng với Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của Tống và Chăm Pa.

- Chủ trương: tấn công trước để tự vệ nhằm giành thế chủ động ngay khi chúng chưa xâm lược.

2.2. Diễn biến

- Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân tiến vào đất Tống.

- Cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tấn công để tự vệ.

2.3. Kết quả

Sau 42 ngày đêm, quân ta đã làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử. Đạt được mục đích, Lý Thường Kiệt chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.

2.4. Ý nghĩa

- Trận tập kích này đã đánh đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động, lúng túng.

- Củng cố tinh thần của nhân dân.

3. Diễn biến

3.1. Chuẩn bị của nhà Lý

- Lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng.

- Các tù trưởng miền núi cho quân mai phục ở những vị trí quan trọng.

- Bố trí thủy binh đóng ở Đông Kênh để chặn thủy binh địch.

- Bố trí bộ binh dọc chiến tuyến sông Như Nguyệt.

3.2. Din biến

- Cuối năm 1076, quân Tống chuẩn bị tiến đánh Đại Việt.

+ Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy.

+ Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu theo đường biển vào tiếp ứng.

- Tháng 1 - 1077, quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của địch.

- Quân Tống đến bờ Bắc sông Như Nguyệt thì bị phòng tuyến trên sông chặn lại phải đóng quân bên bờ chờ thủy quân đến.

=> Kết quả : Thủy quân của địch đã bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh nên không thể tiến vào hỗ trợ quân bộ.

4. Cuộc chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

Diễn biến

- Quân Tống nhiều lần tấn công quân ta. Chúng bắc cầu phao, đóng bè lớn ào ạt tiến qua sông đánh úp vào phòng tuyến của ta. Quân nhà Lý kịp thời phản công mãnh liệt, mưu trí, đẩy lùi chúng về phía bờ Bắc.

- Quân Tống chuyển sang thế củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một mệt mỏi, chán nản, chết dần chết mòn.

- Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Bị đánh úp bất ngờ, quân Tống thua to.

- Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị "giảng hòa". Quách Quỳ chấp nhận ngay. Quân Tống vội vã rút về nước.

-> Ý nghĩa lịch sử

- Đây là chiến thắng tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được bảo vệ và củng cố.

- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

---------------------------------

Ngoài Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Đánh giá bài viết
1 627
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm