Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa 11 bài 17: Silic và hợp chất của silic

Hóa 11 bài 17: Silic và hợp chất của silic được VnDoc biên soạn tóm tắt trọng tâm nội dung chính trong bài 17 Hóa 11, hy vọng giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình ôn luyện ghi nhớ kiến thức hóa học 11 bài 17 Silic và hợp chất của silic. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

A. Silic

I.  Vị trí Silic trong bảng tuần hoàn

Trong bảng tuần hoàn silic ở ô thứ 14, nhóm IVA, chu kì 3.

Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p2.

II. Tính chất vật lí Silic

Có các dạng thù hình là silic tinh thể và silic vô định hình

Silic tinh thể có cấu trúc giống kim cương, màu xám, có ánh kim và có tính bán dẫn

Silic vô định hình là chất bột màu nâu

III. Tính chất hóa học Silic

Silic có các số oxi hóa: -4, 0, +2 và +4 (số oxi hóa +2 ít đặc trưng hơn).

Trong các phản ứng hóa học, silic vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.

1. Tính khử

a. Tác dụng với phi kim

Silic tác dụng trực tiếp với flo ở điều kiện thường; với clo, brom, iot, oxi khi đun nóng; với cacbon, nitơ, lưu huỳnh ở nhiệt độ rất cao.

Si + 2F2 → SiF4

Si + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} SiO2

b. Tác dụng với hợp chất

Silic tác dụng tương đối mạnh với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro.

2NaOH + Si + H2O → Na2SiO3 + 2H2

2. Tính oxi hóa

Ở nhiệt độ cao, silic tác dụng với các kim loại như canxi, magie, sắt, tạo thành silixua kim loại.

Mg + Si \overset{t^{o} }{\rightarrow} Mg2Si

III. Trạng thái tự nhiên

Trong tự nhiên silic chỉ tồn tại ở dạng hợp chất: chủ yếu là silic đioxit; các khoáng vật silicat và aluminosilicat như cao lanh, mica, fenspat, đá xà vân, thạch anh,...

IV. Ứng dụng

Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử, để chế tạo tế bào quang điện, bộ khuếch đại, bộ chỉnh lưu, pin mặt trời, ...

Trong luyện kim, silic được dùng để tách oxi khỏi kim loại nóng chảy. Ferosilic là hợp kim được dùng để chế tạo thép chịu axit.

V. Điều chế

Điều chế silic bằng cách dùng chất khử mạnh như magie, nhôm, cacbon khử silic đioxit ở nhiệt độ cao.

1. Trong phòng thí nghiệm

2Mg + SiO2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 2MgO + Si (900oC)

2. Trong công nghiệp

SiO2 + 2C \overset{t^{o} }{\rightarrow} 2CO + Si (1800oC)

B. Hợp chất của silic

I. Silic đioxit (SiO2)

1. Tính chất vật lý

Ở dạng tinh thể nguyên tử màu trắng rất cứng, không tan trong nước, có tso và tnco rất cao, tồn tại ở dạng cát và thạch anh là nguyên liệu quan trọng để sản xuất thủy tinh.

2. Tính chất hóa học

a) Tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan nhanh trong kiềm nóng chảy hoặc cacbonat kim loại kiềm nóng chảy

SiO2 + 2NaOH \overset{t^{o} }{\rightarrow} Na2SiO3 + H2O

b) Tác dụng với HF (dùng phản ứng này để khắc chữ, tranh lên thủy tinh)

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

II. Axit silixic (H2SiO3)

1. Tính chất vật lý

Là chất ở dạng keo, không tan trong nước, dễ mất nước khi đun nóng. Khi sấy khô, axit silixic mất một phần nước, tạo thành vật liệu xốp là silicage có khả năng hấp phụ mạnh được dùng để hút hơi ẩm trong các thùng đựng hàng hóa.

2. Tính chất hóa học

a) Phản ứng nhiệt phân:

H2SiO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow} SiO2 + H2O

b) Tác dụng được với axit cacbonic

Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3

III. Muối silicat

Chỉ có silicat kim loại kiềm tan được trong nước.

Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng. Vải hoặc gỗ tẩm thủy tinh lỏng sẽ khó bị cháy. Thủy tinh lỏng còn được dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ.

........................................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Hóa 11 bài 17: Silic và hợp chất của silic, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 1.697
Sắp xếp theo

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm