Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyenngoc Khanhhuy Văn học lớp 7

Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử: Ngô Quyền

Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử: Nhân vật Ngô Quyền

3
3 Câu trả lời
  • Kẻ cướp trái tim tôi
    Kẻ cướp trái tim tôi

    Khi học môn Lịch sử, một trong những trận đánh mà em cảm thấy đặc biệt ấn tượng chính là trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền.

    Bằng sự thông minh, tài trí của mình, Ngô Quyền đã lợi dụng địa hình trên sông Bạch Đằng với sự chênh lệch của mực nước khi thủy triều lên xuống để bày binh bố trận. Từ đó, ông cho đóng những chiếc cọc gỗ lớn xuống đáy sông với phần đầu nhọn hướng lên trên. Khi nước lên thì không nhìn thấy cọc, nhưng khi nước rút thì những đầu cọc nhọn hoắt đó sẽ nhô lên thành một nơi đáng sợ. Sau đó, Ngô Quyền chỉ huy một nhóm quân ra ứng phó quân Nam Hán. Quân ta giả vờ thua trận, dụ địch tiến thẳng vào bãi cọc và giằng co ở đó. Thủy triều rút, bãi cọc trên sông nhô lên. Những chiếc thuyền lớn của giặc bị cọc đâm thủng hết và kẹt lại. Lúc đó, quân ta thừa lúc khó khăn của địch mà xông lên, sử dụng những chiếc thuyền nhỏ linh hoạt, đánh giặc thua tan tác.

    Chiến thắng vẻ vang ấy đến nay vẫn khiến nhân dân ta không thôi tự hào về sự thông minh tài trí của vua Ngô Quyền.

    0 Trả lời 12/11/22
    • Cự Giải
      Cự Giải

      Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn anh dũng quật cường chống lại giặc ngoại xâm. Nhưng nói về những trận đánh vĩ đại nhất trong lịch sử, không thể không kể đến trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938.

      Cuối năm 938 quân Nam Hán chọn con đường biển để tấn công vào nước ta lần thứ hai. Nắm được tình hình, Ngô Quyền đã tận địa thế của sông Bạch Đằng để dàn trận. Ông cho quân lính đóng cọc gỗ ngầm và lợi dụng thuỷ triều lên xuống để làm bẫy hạ gục quân địch. Khi địch vào đến cửa sông, Ngô Quyền chỉ huy cho một toán quân nhỏ ra làm mồi nhử, quân Nam Hán thấy vậy liền hăm hở đuổi theo mà không biết đã đi qua bãi cọc ngầm. Đến khi nước thủy triều rút xuống, quân địch bị mắc kẹt lại ở bãi cọc, quân ta xông lên đánh quật ngược trở lại. Đội quân Nam Hán trở tay không kịp, tháo chạy không xong. Thuyền địch bị mắc cạn trên bãi cọc ngầm, quân địch kẻ thì bỏ thuyền chạy xuống sông, kẻ thì bị giết hoặc chết đuối. Quân ta tấn công rất quyết liệt, Hoằng Tháo cũng bị giết. Vua Nam Hán hốt hoảng ra lệnh rút về. Quân ta toàn thắng.

      Có thể nói chiến thắng này giống như một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc ta.

      0 Trả lời 12/11/22
      • Bơ

        Văn học

        Xem thêm