Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lao xao

Lý thuyết Ngữ văn 6: Lao xao được VnDoc tổng hợp và giới thiệu nhằm giúp cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1) Tìm hiểu chung tác phẩm Lao xao

a/ Tác giả

- Duy Khán (1934-1993).

- Quê quán: huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

b/ Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích từ tác phẩm "Tuổi thơ im lặng" viết năm 1985. Tác phẩm đạt giải thưởng Hội nhà văn năm 1987.

- Thể loại: Hồi kí tự truyện.

- Phương thức chính: Tự sự + miêu tả.

- Đại ý: Cảnh chớm hè ở làng quê và thế giới các loài chim.

Bố cục: Gồm có 2 phần

- Phần 1: (Từ đầu đến "lặng lẽ bay đi"): Phong cảnh làng quê vào lúc chớm hè.

- Phần 2: (Còn lại): Thế giới các loài chim.

2) Đọc – Hiểu văn bản Lao xao

a/ Cảnh buổi sáng chớm hè ở làng quê

- Hoa lan nở trắng xóa.

- Hoa giẻ từng chùm.

- Hoa móng rồng thơm như mùi mít chín.

- Ong bướm đánh đuổi nhau vì hoa, vì phấn, vì mật.

- Bướm bỏ chỗ lao xao.

→ Không gian tưng bừng, náo nhiệt.

- Từ láy tượng thanh "lao xao".

→ Vẻ đẹp đầy sức sống dào dạt.

⇒ Cuộc tranh giành mưu sinh và tồn tại của thiên nhiên tạo vật rất hồn nhiên.

b/ Thế giới các loài chim

- "Sớm... râm ran".

- Câu ngắn → thế giới loài chim được miêu tả qua cái nhìn, cảm nhận trẻ thơ vui vẻ, hồn nhiên, ngây thơ.

- Tác giả miêu tả theo hai nhóm: chim hiền, chim ác, chim trị ác

- Các loài chim hiền:

+ Bồ các, chim ri, sáo, tu hú,...

+ Nghệ thuật: nhân hóa, từ láy.

+ Câu đồng dao: phù hợp với tâm kí trẻ thơ → Gợi mối quan hệ, họ hàng ràng buộc thân thiết trong thế giới loài chim, chỉ ra mối quan hệ làng mạc của con người ở làng quê.

→ Loài chim hiền vì chúng thường xuyên mang đến niềm vui cho người dân, cho thiên nhiên, đất trời.

- Những loài chim ác, dữ:

+ Diều hâu: mũi khoằm, đánh hơi tinh, bắt và ăn thịt gà con.

+ Bìm bịp: hóa thân của sư hổ mang, chui rúc bụi rậm.

+ Quạ (đen, khoang): bắt gà con, trộm trứng, dòm chuồng lợn.

+ Chim cắt: cánh nhọn, loài quỷ đen, vụt đến, vụt biến…

→ Chọn tả về hình dáng, tiếng kêu, hoạt động kết hợp kể và nhận xét….

⇒ Gợi liên tưởng đến những kẻ xấu, kẻ ác.

- Các loài chim trị ác:

+ Với diều hâu: lao vào đánh tới tấp túi bụi.

+ Với quạ: vây tứ phía, đánh.

+ Với cắt: xông lên, mổ.

→ Cái ác bị trừng trị

⇒ Thế giới các loài chim phong phú, đẹp đẽ.

* Tổng kết

Nghệ thuật:

- Miêu tả tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, nhiều yếu tố dân gian.

- Lời văn giàu hình ảnh.

- Sử dụng nhiều phép tu từ.

Nội dung:

- Đặc điểm một số loài chim ở làng quê và mối quan tâm của con người với loài vật.

- Tình cảm yêu quí các loài vật và tình yêu làng quê đất nước.

3) Bài tập minh họa bài Lao xao

Đề bài: Dàn bài Từ bài Lao Xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.

a/ Mở bài: Buổi sáng đầu hè, khu vườn thật đẹp và sôi động bởi tiếng chim ca.

b/ Thân bài

Tả khu vườn

- Hoa lá chuyển mình theo tiếng gọi của ngày mới:

+ Cây hoa lan nở từng chùm.

+ Hoa dẻ mảnh khảnh, hoa móng rồng bụ bẫm.

+ Hàng râm bụt đỏ tươi và bóng bẩy.

+ Ong vàng, ong mật, ong vò đi hút mật.

- Chim muông hội tụ, cuộc sống sôi nổi:

+ Bồ các kêu vang.

+ Sáo sậu, sáo đen hót thánh thót.

+ Bìm bịp lững thững trong bụi cây.

+ Chào mào liến thoắng.

+ Chim sâu nhảy nhót trong vòm lá.

+ Chim ngói ghé qua rồi vội vã kéo nhau về phía cánh đồng.

- Tả trận đánh giữa diều hâu, gà mẹ và chèo bẻo:

+ Trên tầng cao, một con diều hâu rú lên và liệng vòng quanh.

+ Đàn gà con đang vui đùa bỗng chạy núp vào cánh mẹ.

+ Gà mẹ dang rộng cánh để che chở cho đàn con.

+ Diều hâu quắp chú gà con bay lên ngọn tre.

+ Chèo bẻo tấn công diều hâu, cắt.

- Khu vườn thật sinh động, xinh đẹp.

c/ Kết bài

- Nhìn khu vườn, lòng em thêm rạo rực.

- Em mong khu vườn mãi phảng phất mùi hương của hoa thơm, trái ngọt, mãi mãi vọng về tiếng chim hót líu lo.

4) Trắc nghiệm bài Lao xao

Câu 1: Nhận xét nào đúng khi nói về đoạn trích?

A. Đoạn văn này miêu tả trực tiếp các loài chim theo cách nhìn và cảm nhận của người lớn.

B. Đây là lời kể của một em bé ở làng quê về các loài chim vì câu chuyện có nói đến chuyện lũ trẻ con xem đàn Chèo bẻo cứu bạn.

C. Đây là hồi kí của nhà văn về thời niên thiếu của mình ở làng quê.

D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Tác giả Duy Khán đã từng là:

A. Là nhà văn quân đội

B. Là một giáo viên

C. Là một phóng viên

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Văn bản "Lao Xao" viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả

B. Kể chuyện

C. Trần thuật

D. Tả và kể

Câu 4: Văn bản "Lao xao" trích trong tác phẩm "Tuổi thơ im lặng" xuất bản năm 1987 của nhà văn Duy Khán đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5: Đoạn trích Lao xao thuộc thể loại nào?

A. Hồi kí tự truyện.

B. Bút kí.

C. Truyện ngắn.

D. Nhật kí.

Câu 6: Nội dung chính của đoạn trích đề cập đến loài vật nào?

A. Loài gà.

B. Loài kiến.

C. Loài nhện.

D. Loài chim.

Câu 7: Trong đoạn trích đầu tiên, tác giả đã miêu tả cuộc đánh nhau giữa

A. Diều hâu và gà mẹ.

B. Chèo bẻo và diều hâu.

C. Chèo bẻo và gà mẹ.

D. Câu A và B đúng.

E. Câu B và C đúng

Câu 8: Trong đoạn trích, những con chèo bẻo được tác giả gọi là gì?

A. Là những quái vật của bầu trời xanh.

B. Những mũi tên đen, mang hình đuôi cá.

C. Những mũi tên đen, mang hình viên đạn.

D. Những chiến sĩ bảo vệ bầu trời.

Câu 9: Trong đoạn trích thứ hai, tác giả đã miêu tả cuộc đánh nhau giữa:

A. Chèo bẻo và diều hâu.

B. Chèo bẻo và chim cắt.

C. Diều hâu và chim cắt.

D. Chim cắt và gà mẹ.

Câu 10: Chim cắt sử dụng loại vũ khí nào khi đánh nhau?

A. Dùng chân đá và cào đối thủ.

B. Vừa dùng mỏ, dùng chân, vừa dùng cánh đánh đối thủ.

C. Dùng cánh xĩa đối thủ.

D. Dùng mỏ cắn và xé thịt đối thủ.

Câu 11: Đoạn trích Lao xao thể hiện điều gì ở tác giả?

A. Thái độ trân trọng đối với những giá trị hết sức bình dị mà cao quý của cuộc sống.

B. Sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương.

C. Vốn hiểu biết phong phú về cảnh vật làng quê và lòng yêu mến quê hương, đất nước, con người làng quê.

D. Sự cảm thông sâu sắc và chia sẻ những thiếu thốn đối với lớp trẻ lớn lên ở làng quê.

Câu 12: Phần 1 của văn bản "Lao Xao" kể và tả về các loài chim đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 13: Các chi tiết tác giả sử dụng như Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các... thuộc thể loại văn học dân gian nào?

A. Vè

B. Đồng dao

C. Ca dao

D. Tục ngữ

Câu 14: Các chi tiết tác giả sử dụng như Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các... thuộc thể loại văn học dân gian nào?

A. Thành ngữ

B. Đồng dao

C. Ca dao

D. Tục ngữ

Đáp án

1 - C2 - D3 - D4 - A5 - A6 - D7 - D
8 - B9 - B10 - C11 - B12 - B13 - B14 - A

-------------------------------------------

Với nội dung bài Lao xao trên đây được VnDoc giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh ra đời, giá trị nghệ thuật và nhân đạo nội dung bài thơ được tác giả gửi gắm vào tác phẩm Lao xao...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Lao xao. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm để chuẩn bị tốt cho học kì mới sắp tới: Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Đánh giá bài viết
1 681
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm