Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 3 KNTT

Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 3: Nguyên tố hóa học được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Nguyên tố hóa học

- Đến nay, người ta đã tìm ra 118 nguyên tố hoá học. Mỗi nguyên tố hóa học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định.

Ví dụ: Một mẩu chì nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử chì, mỗi nguyên tử chì có 82 proton trong hạt nhân. Một mẩu vàng nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử vàng, mỗi nguyên tử vàng có 79 proton trong hạt nhân.

a) Vàng b) Chì

Hình 3.1. Một số mẫu chất nguyên chất

- Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử. Mỗi nguyên tố hóa học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử.

- Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau.

Ví dụ: Oxygen trong tự nhiên chứa các nguyên tử oxygen cùng có 8 proton trong hạt nhân nhưng có số neutron khác nhau (8 neutron, 9 neutron hoặc 10 neutron).

Những nguyên tử có cùng số proton thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

1.2. Tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hóa học

a. Tên gọi của nguyên tố hóa học

- Một số nguyên tố hóa học đã được biết đến từ thời cổ xưa như vàng gold), bạc (silver), sắt (Iron), thủy ngân (mercury), thiếc (tin), đồng (copper), chì (lead).

- Trong khi đó lại có nhiều nguyên tố mới được tìm thấy gần đây như rutherfordium, bohrium,...

- Tên gọi của các nguyên tố hóa học được đặt theo các cách khác nhau.

- Ngày nay, tên gọi của các nguyên tố được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới theo IUPAC.

b. Kí hiệu của nguyên tố hóa học

- Mỗi nguyên tố hóa học có một kí hiệu hoá học riêng. Kí hiệu hóa học được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới.

- Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu viết hoa và chữ cái sau viết thường (xem Bảng 3.1).

Ví dụ: Kí hiệu hóa học của nguyên tố hydrogen là H, của nguyên tố oxygen là O, của nguyên tố lithium là Li.

- Một số nguyên tố có kí hiệu hóa học không xuất phát từ tên gọi theo IUPAC mà xuất phát từ tên Latin của nguyên tố.

Ví dụ: Nguyên tố sodium (tên Latin là natrium) có kí hiệu hóa học là Na; nguyên tố potassium (tên Latin là kalium) có kí hiệu hoá học là K.

Bảng 3.1. Tên gọi, kí hiệu hoá học và khối lượng nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên.

Kí hiệu nguyên tố hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu viết hoa và chữ cái sau viết thường.

B. Bài tập minh họa KHTN 7 bài 3

Bài 1: Oxygen, carbon, hydrogen, nitrogen,… là các nguyên tố hóa học tạo nên cơ thể người. Vậy nguyên tố hóa học là gì?

Hướng dẫn giải

- Nguyên tố hóa học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định.

- Ví dụ:

+ Một mẩu chì nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử chì, mỗi nguyên tử chì có 82 proton trong hạt nhân

+ Một mẩu vàng nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử vàng, mỗi nguyên tử vàng có 79 proton trong hạt nhân

Bài 2: Hãy kể tên và viết kí hiệu của ba nguyên tố hóa học chiếm khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất

Hướng dẫn giải

- 3 nguyên tố hóa học chiếm khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái đất là:

+ Oxygen: O chiếm 46,1% về khối lượng

+ Silicon: Si chiếm 28,2% về khối lượng

+ Aluminium (Nhôm): Al chiếm 8,2% về khối lượng

Bài 3: Vì sao cần phải xây dựng hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học? Các kí hiệu hóa học của các nguyên tố được biểu diễn như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Cần phải xây dựng hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học: vì tên đầy đủ thường dài và khó nhớ, cần phải kí hiệu ngắn gọn để thuận tiện cho việc học tập cùng như là nghiên cứu

- Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái, trong đó chữ cái đầu viết ở dạng in hoa.

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 3: Nguyên tố hóa học KNTT trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thứcNgữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 11
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 08:11 10/07
    • Lang băm
      Lang băm

      🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 08:11 10/07
      • Thùy Chi
        Thùy Chi

        🤗🤗🤗🤗🤗🤗

        Thích Phản hồi 08:11 10/07

        KHTN 7 Kết nối tri thức

        Xem thêm