Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế gồm các nhóm nhân tố sau:

Nhân tố thứ 1: Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Đó là sự xuất hiện các công ty mới tham gia vào thị trường nhưng có khả năng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường (thị phần) của công ty khác.

Ngoài ra có thể lựa chọn địa điểm thích hợp nhằm khai thác sự hỗ trợ của chính phủ và lựa chọn đúng đắn thị trường nguyên liệu và thị trường sản phẩm.

Nhân tố thứ 2: Khả năng của nhà cung cấp là nhân tố phản ánh mối quan hệ giữa nhà cung cấp với công ty ở mục đích sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, tăng chất lượng hàng hóa khi tiến hành giao dịch với công ty.

Nhân tố thứ 3: Khả năng mặc cả của khách hàng (người mua). Khách hàng có thể mặc cả thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng hóa mua từ công ty hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng tốt hơn với cùng một mức giá.

Nhân tố thứ 4: Sự đe dọa của sản phẩm, dịch vụ thay thế khi giá cả của sản phẩm, dịch vụ hiện tại tăng lên thì khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe dọa sự mất mát về thị trường của công ty. Các công ty cạnh tranh đưa ra thị trường những sản phẩm thay thế có khả năng khác biệt hóa cao độ so với sản phẩm của công ty hoặc tạo ra các điều kiện ưu đãi hơn về các dịch vụ hay các điều kiện tài chính.

Nhân tố thứ 5: Cạnh tranh trong nội bộ ngành. Trong điều kiện này các công ty cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả, sự khác biệt hóa về sản phẩm hoặc đổi mới sản phẩm giữa các công ty hiện đang cùng tồn tại trong thị trường

Để đạt được thành công khi tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp phải luôn điều chỉnh các hoạt động của mình cho phù hợp với các yêu cầu và cơ hội ở nước ngoài. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp không thể can thiệp vào môi trường để làm thay đổi nó, trái lại doanh nghiệp phải tự điều chỉnh cho phù hợp với môi trường mới. Ở đây các phương thức kinh doanh hoàn toàn mới mẻ.

Về cơ bản, doanh nghiệp phải chấp nhận môi trường nước ngoài, nếu như muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh ở đó. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu việc chấp nhận môi trường bên ngoài trong kinh doanh không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn thụ động với nó. Trái lại, tuỳ theo hiện trạng của từng môi trường, doanh nghiệp tìm ra cách thức hội nhập thích ứng, nhằm tạo thời cơ mới cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp được thực hiện những hình thức kinh doanh nào, hình thức nào là chủ yếu, hình thức nào được thực hiện...

Để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong môi trường có hệ thống kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa... khác nhau, trước hết các doanh nghiệp phải đưa ra những lời giải thích hữu hiệu cho các vấn đề cơ bản dưới đây:

- Ở các quốc gia mà các công ty sẽ hoạt động kinh doanh, cơ cấu chính trị có đặc điểm gì, ảnh hưởng của nó tới hoạt động của doanh nghiệp ra sao?

- Quốc gia đó (nước sở tại) hoạt động theo hệ thống kinh tế nào?

- Ngành công nghiệp của nước sở tại thuộc khu vực tư nhân hay công cộng?

- Nếu ngành công nghiệp đó thuộc khu vực công cộng thì chính phủ có cho phép cạnh tranh ở khu vực đó không? Hoặc nếu có ở khu vực tư nhân thì xu hướng có chuyển sang khu vực công cộng không?

- Chính phủ sở tại có cho phép nước ngoài tham gia cạnh tranh hay kết hợp với doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân không?

- Nhà nước điều hành quản lý các doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

- Các doanh nghiệp tư nhân phải đóng góp bao nhiêu cho chính phủ để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế chung.

Việc trả lời các vấn đề trên không đơn giản mà khá phức tạp vì sự biến đổi của hệ thống chính trị, kinh tế, pháp luật... đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, tình hình kinh tế chính trị trên thế giới đang có nhiều biến động. Tùy thuộc vào mục đích và hoạt động kinh doanh cụ thể của mình mà công ty lựa chọn môi trường kinh doanh cho phù hợp. Dựa vào kết quả nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế, công ty phải xác định được nên kinh doanh ở nước nào, hình thức kinh doanh nào là chủ yếu.

Nếu là hoạt động xuất nhập khẩu thì mặt hàng kinh doanh là mặt hàng gì, quy cách, chất lượng, phẩm chất, nhãn hiệu, bao bì... như thế nào.

Nếu là hoạt động kinh doanh đầu tư thì loại hình nào là thích hợp, nguồn vốn dự kiến là bao nhiêu, lấy ở đâu.

Trên cơ sở kết quả của việc nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh, cho phép các nhà quản lý xây dựng các chiến lược kinh doanh quốc tế: Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, chiến lược đầu tư quốc tế, chiến lược tài chính, chiến lược chuyển giao công nghệ, chiến lược con người, chiến lược cạnh tranh... Các chiến lược này được thực hiện có hiệu quả đến mức nào, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thích ứng và ứng xử linh hoạt của công ty cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

Muốn vậy, cần đánh giá chính xác và phát hiện kịp thời các cơ hội kinh doanh ở nước ngoài, thực hiện các hợp đồng kinh doanh đa dạng; lựa chọn thị trường mục tiêu có hiệu quả; linh hoạt thích ứng với những thay đổi có tính chất toàn cầu.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Môi trường cạnh tranh về doanh nghiệp không thể can thiệp vào môi trường để làm thay đổi nó, trái lại doanh nghiệp phải tự điều chỉnh cho phù hợp với môi trường mới...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Môi trường cạnh tranh. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 101
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm