Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã

VnDoc xin giới thiệu bài Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới các bạn sinh viên lý thuyết tổng hợp môn Luật kinh tế để tiến hành học tập và chuẩn bị kết thúc môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Nguyên tắc tổ chức hợp tác xã

Nguyên tắc 1: Tự nguyện

Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, cán bộ, công chức nhà nước có đủ điều kiện theo quy định, tán thành Điều lệ hợp tác xã và có đơn xin gia nhập hoặc xin ra hợp tác xã.

Việc hợp tác xã tham gia liên hiệp hợp tác xã phải được Đại hội xã viên biểu quyết thông qua.

Nguyên tắc 2: Dân chủ, bình đẳng và công khai

Tất cả xã viên cùng tham gia quản lý hợp tác xã thông qua biểu quyết, quyết định các vấn đề của hợp tác xã. Biểu quyết của xã viên có giá trị như nhau;

Xã viên có quyền đề đạt và yêu cầu Ban quản trị, Ban kiểm soát giải thích và trả lời về những vấn đề xã viên quan tâm. Trường hợp không được trả lời, xã viên có quyền đưa ra Đại hội xã viên để giải quyết;

Hợp tác xã công khai tới xã viên trong Đại hội xã viên hoặc thông báo bằng văn bản định kỳ trực tiếp tới từng xã viên, nhóm xã viên cùng sinh sống theo địa bàn hoặc thông tin trên bản tin hàng ngày tại trụ sở hợp tác xã về:

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; việc trích lập các quỹ; chia lãi theo vốn góp, theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã; các đóng góp xã hội;

- Các quyền lợi, nghĩa vụ của từng xã viên, trừ những vấn đề thuộc về bí mật kinh doanh, bí quyết do Đại hội xã viên quy định.

Nguyên tắc 3: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi

Hợp tác xã tự quyết định: lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh; phân phối kết quả sản xuất, kinh doanh; lập và mức trích lập các quỹ; mức tiền công, tiền lương đối với những người làm việc cho hợp tác xã;

Hợp tác xã tự lựa chọn và quyết định: hình thức, thời điểm huy động vốn; chủ động sử dụng vốn và tài sản của mình; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; tổ chức thực hiện hợp đồng và chịu trách nhiệm theo pháp luật về hợp đồng đã ký kết;

Hợp tác xã tự chịu trách nhiệm về những rủi ro trong quá trình hoạt động.

Mỗi xã viên trong hợp tác xã cùng chịu trách nhiệm về những rủi ro của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp của mình, cùng nhau quyết định những giải pháp khắc phục rủi ro.

Nguyên tắc 4: Hợp tác và phát triển cộng đồng

Xã viên hợp tác xã phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội.

Các hợp tác xã cùng hợp tác với nhau trong sản xuất, kinh doanh và trong xây dựng, phát triển phong trào hợp tác xã.

Chế độ pháp lý về tổ chức và quản lý trong Hợp tác xã

* Đối với cá nhân:

- Là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có đơn xin gia nhập hợp tác xã; tán thành Điều lệ, Nội quy, Quy chế của hợp tác xã;

- Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất,

* Cá nhân sau không được là xã viên hợp tác xã:

- Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cá nhân đang phải chấp hành hình phạt tù,

- Cá nhân bị Tòa án tước quyền hành nghề do phạm các tội theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân đang trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

* Đối với cán bộ, công chức phải có thêm điều kiện:

- Được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý.

- Không được giữ các chức danh: Trưởng Ban quản trị và thành viên Ban quản trị; Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát; Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm hợp tác xã; kế toán trưởng hoặc kế toán viên và các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của hợp tác xã;

Cán bộ, công chức sau không được là xã viên hợp tác xã:

Cán bộ, công chức đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân

* Đối với hộ gia đình:

- Là hộ gia đình mà các thành viên trong hộ có cùng tài sản chung để hoạt động kinh tế như: diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; những tài sản cố định khác phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình.

- Hộ gia đình phải cử người đại diện bằng giấy ủy quyền. Khi muốn thay đổi người đại diện, hộ gia đình phải có đơn đề nghị Ban quản trị xem xét, quyết định.

* Đối với pháp nhân:

- Là các tổ chức, cơ quan (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện) theo quy định của Bộ luật Dân sự và theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;

- Có đơn xin gia nhập hợp tác xã.

- Góp vốn, góp sức theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;

Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân không được sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để góp vốn vào hợp tác xã.

* Chấm dứt tư cách xã viên

- Xã viên là cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Xã viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.

- Xã viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;

- Xã viên đã được chấp nhận ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.

- Xã viên đã chuyển hết vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.

- Xã viên bị Đại hội xã viên khai trừ.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã về đặc điểm của nguyên tắc tổ chức hợp tác xã và chế độ pháp lý về tổ chức và quản lý trong Hợp tác xã...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 146
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm