Nhiệm vụ và các loại hình của doanh nghiệp

VnDoc xin giới thiệu bài Nhiệm vụ và các loại hình của doanh nghiệp được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Quản trị dịch vụ lữ hành để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Nhiệm vụ và quyền hạn của doanh nghiệp

1. Nhiệm vụ của doanh nghiệp

- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế (thuế doanh thu, lợi tức, thuế tài nguyên…).

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa.

- Đảm bảo việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh.

- Tôn trọng các chế độ báo cáo thống kê, tài chính kế toán theo qui định của nhà nước.

- Tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế.

- Bảo đảm các điều kiện thực hiện làm việc, quyền lợi của người lao động.

2. Quyền hạn của doanh nghiệp

- Chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Quyền tự chủ trong lĩnh vực tài chính.

- Quyền tự chủ trong lĩnh vực sử dụng lao động.

- Quyền tự chủ trong lĩnh vực quản lý.

Các loại hình doanh nghiệp

Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp khác nhau, mỗi cách phân loại có tác dụng khác nhau phục vụ công tác quản lý và thống kê. Nhưng cách phân loại phổ biến nhất, quan trọng nhất là phân loại theo tính chất sở hữu về tài sản của doanh nghiệp. Nếu phân loại theo tính chất sở hữu về tài sản thì bao gồm các loại doanh nghiệp sau:

Doanh nghiệp nhà nước: Là một tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế do nhà nước giao.

Doanh nghiệp tư nhân: Là một đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn mức mức vốn pháp định do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chung vốn: Là một loại hình doanh nghiệp mà các thành viên sẽ cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty, như vậy trách nhiệm pháp lý của những thành viên trong công ty là trách nhiệm pháp lý hữu hạn trong phần vốn của mình. Hiện nay, chúng ta có hai hình thức công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn: là loại công ty mà vốn góp của các thành viên phải đóng đủ ngay khi thành lập công ty, công ty không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào, việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên tự do, nhưng nếu chuyển nhượng cho người ngoài thì phải cần sự nhất trí của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất ¾ vốn điều lệ của công ty.

Công ty cổ phần: là một loại công ty có số cổ đông tối thiểu là 7. Cổ phiếu của công ty có thể có ghi tên hoặc không ghi tên và mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu. Loại cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Trong quá trình hoạt động, nếu cần mở rộng quy mô thì công ty cổ phần có quyền phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu.

Doanh nghiệp hợp doanh: là một doanh nghiệp có ít nhất từ 2 cá nhân hoặc 2 đơn vị kinh doanh trở lên cùng hùn vốn với nhau để hình thành nên một doanh nghiệp. Việc quản lý điều hành doanh nghiệp sẽ được thỏa thuận giữa các bên chung vốn.

Hình thức này có thuận lợi cơ bản là góp phần tăng quy mô của đơn vị sản xuất kinh doanh tạo một lợi thế trong cạnh tranh hoặc tranh thủ được bí quyết kỹ thuật, công nghệ của các bên chung vốn. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản của doanh nghiệp chung vốn là trách nhiệm pháp lý vô hạn của các bên chung vốn. Mỗi người chung vốn phải chịu trách nhiệm không có giới hạn, phải dùng cả những tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp chung vốn, mặt khác nó cũng gặp những khó khăn khi huy động thêm nguồn vốn, cũng như khi một bên tham gia chung vốn có ý định rút vốn của mình ra.

Công ty dự phần: gần giống hình thức liên kết giữa các đơn vị kinh doanh để thực hiện từng hoạt động kinh doanh cụ thể, quyết toán riêng và thanh toán riêng từng hoạt động liên kết kinh tế và hạch toán lời lỗ. Ưu điểm của hình thức này là phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng không quá tải trong quản lý và tranh thủ được vốn đầu tư từ bên ngoài. Có thể áp dụng hình thức công ty dự phần với các đối tác là một tổ chức hay cá nhân có vốn đầu tư và biết quản lý kinh doanh trên quy mô lớn, nhỏ khác nhau để phát triển sản xuất kinh doanh.

Hợp tác xã: là một tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn đầu tư, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Nhiệm vụ và các loại hình của doanh nghiệp về phân loại doanh nghiệp khác nhau, mỗi cách phân loại có tác dụng khác nhau phục vụ công tác quản lý và thống kê...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Nhiệm vụ và các loại hình của doanh nghiệp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu của các ngành học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 4
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm