Quy trình lập kế hoạch marketing TMĐT

VnDoc xin giới thiệu bài Quy trình lập kế hoạch marketing TMĐT được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Quy trình lập kế hoạch marketing TMĐT

Bước 1. Phân tích tình huống e-marketing:

Nếu không phải là một trường hợp kế hoạch bột phát, kế hoạch e-marketing điển hình thường bao gồm cả phân tích SWOT để tăng cường sự kết nối giữa mục tiêu, chiến lược chung của công ty với hoạt động e-marketing. Trên cơ sở những thông tin đó, việc phân tích tình thế cần nhấn mạnh tới các khía cạnh sau:

* Mô tả tình huống e-marketing

Một số người nghĩ rằng việc lập kế hoạch e-marketing nghĩa là bắt đầu từ sự cắt gọt và bấm đốt. Không có gì có thể thực hiện được nếu xa rời thực tế. Nhận dạng và phân tích tình huống e-marketing hiện tại là điểm xuất phát tốt nhất để lập kế hoạch mói. Tình huống e-marketing hiện tại sẽ sử dụng những thông tin quan trọng và mang tính sống còn như:

  • Thông tin về sản phẩm của DN, thị trường và khách hàng hiện tại,...
  • Phương thức định giá và thông tin giá có thể nói lên chiến lược giá trực tuyến của DN.
  • Thông tin phân phối sẽ chỉ ra khu vực mà sản phẩm đang được bán và phát hiện những phân đoạn có thể sẽ tiếp nhận cách thức TMĐT.

Dữ liệu xúc tiến TMĐT sẽ đóng vai trò kết nối giữa Internet và chiến lược xúc tiến hiện tại và các cách thức truyền thông marketing trực I tuyến khác của DN.

Thông tin khác về DN cạnh tranh và tình hình định vị thương hiệu của DN trên thị trường. Người lập kế hoạch e-marketing phải nắm được thông tin về mức độ liên quan giữa nội dung của trang web, việc xúc tiến bán hàng và chiến lược định vị hiện tại của DN. Sử dụng dữ liệu này và thu thập thêm thông tin môi trường vĩ mô sẽ giúp phân tích tình huống e-marketing.

* Phân tích vấn đề

Những vấn đề DN thường gặp phải trong phân tích tình huống e-marketing:

  • Doanh số suy giảm.
  • Giá thành cao.
  • Lợi thế cạnh tranh đang bị xói mòn.
  • Chi phí cao để duy trì cơ sở dữ liệu.
  • Các đại lý đang đòi tăng thêm hoa hồng.
  • Tăng mức độ hài lòng của khách hàng.

* Phân tích diễn biến môi trường vĩ mô

Những giả định chủ yếu về tương lai:

  • Tình hình kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát.
  • Sự mở rộng hay thu hẹp của thị trường ngành kinh doanh.
  • Xu hướng của các đối thủ cạnh tranh trong thời gian tới.
  • Các quy định mới có thể có của pháp luật,...

Bước 2: Xây dựng mục tiêu marketing TMĐT

Nhìn chung các mục tiêu trong một kế hoạch e-marketing thể hiện lưới các dạng sau đây:

  • Nhiệm vụ
  • Số lượng có thể đo lường được
  • Quy định thời hạn hoàn thành.

Giả sử rằng Amazon muốn tăng số lượng các đối tác trong chương trình liên kết từ 600.000 đến 700.000 / năm. Đây là dạng mục tiêu khó thiết [lập nhưng dễ đánh giá và là một phần cốt lõi của kế hoạch e-marketing. Kế hoạch thường bao gồm cả những căn cứ cho việc xác lập từng mục tiêu để giải thích tại sao đó là mục tiêu DN mong muốn và có thể đạt được trên cơ sở kết quả của việc phân tích tình thế chiến lược e-marketing.

Thực tế, hầu hết các kế hoạch e-marketing nhằm tới việc thực hiện đa mục tiêu gồm:

  • Tăng thị phần;
  • Tăng doanh thu (đo lường bằng đơn vị tiền tệ cụ thể);
  • Giảm chi phí (chi phí phân phối hay chi phí xúc tiến);
  • Xây dựng thương hiệu (tăng cường nhận biết của mọi người về phương hiệu);
  • Phát triển cơ sở dữ liệu;

Đặt ra mục tiêu về CRM (làm hài lòng khách hàng, tăng số lần mua sắm của khách hàng và tăng tỷ lệ khách hàng trợ lai);

Tăng hiệu quả quản lý chuỗi cung cấp (tăng cường sự phối hợp giữa các thành viên, tạo thêm đối tác, tối ưu hóa hàng tồn kho)

Bước 3: Kết nối chiến lược e-business và thiết lập chiến lược e-marketing

Sau khi tổng hợp lại thông tin về chiến lược e-business và mô hình 1 I kinh doanh TMĐT, DN sẽ xây dựng các chiến lược e-marketing nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch e-marketing của mình. Chiến lược này được trình bày dưới hai phân lớp sau:

Chiến lược phân lớp 1: Lựa chọn thị trường mục tiêu, khác biệt I hoá sản phẩm & dịch vụ và định vị giá trị.

Nhà nghiên cứu thị trường tiến hành phân tích các cơ hội thị trường 1 bao gồm cả phân tích cung và phân tích cầu để có thể phát triển các phân khúc và xác định thị trường mục tiêu thâm nhập. Phân tích cầu bao gồm 1 phân tích sự phân đoạn thị trường để mô tả quy mô của các phân đoạn tiềm năng và tiên lượng doanh thu, lơi nhuận tiềm năng cũng như khả năng tiếp cận và đứng vững trên thị trường.

Phân tích các phân đoạn thị trường trong thị trường B2C thường sử dụng những yếu tố để mô tả như các đặc điểm nhân khẩu học, vị trí địa lý, đặc điểm về tâm lý (thái độ đối với công nghệ và việc sở hữu các phương tiện truyền thông không dậy), và hành vi trước đây của họ về sản phẩm (như việc mua sắm online hay offline). Với thị trường B2B sử dụng các yếu tố mô tả sau: vị thế của DN, quy mô, ngành công nghiệp, dạng nhu cầu,

Những yếu tố này giúp DN cổ thể xác định thị trường B2B tiềm năng. DN cũng cần phải hiểu xu hướng phân đoạn sẽ làm tăng trưởng hay thu hẹp lại trong quy mô thị trường ngành sản phẩm đó.

DN sử dụng việc phân đoạn thị trường truyền thống khi họ gia nhập một thị trường mới thông qua kênh thương mại trực tuyến. Tuy nhiên nếu DN dự định để phục vụ thị trường hiện tại trực tuyến, nó sẽ khai thác thêm những nhu cầu của khách hàng này. Những khách hàng nào muốn sử dụng Internet? Nhu cầu của khách hàng sử dụng website khác gì với những khách hàng khác? Chẳng hạn như hầu hết những khách hàng sử dụng Internet đều muốn những email của họ được trả lời trong vòng 24 tiếng nhưng đối với khách hàng khác thì thời gian có thể chấp nhận được là 1 tuần. Hơn nữa, các DN thường khám phá thị trường mới giống như những khách hàng tìm thấy cách của họ tới những website. Nhà nghiên cứu thị trường có thể sử dụng cookies, phân tích cơ sở dữ liệu, và các công cụ khác để tìm cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường mới này.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quy trình lập kế hoạch marketing TMĐT về đặc điểm, nội dung của quy trình lập kế hoạch marketing cho thương mại điện tử...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quy trình lập kế hoạch marketing TMĐT. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 605
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm