Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Kết nối tri thức

Soạn văn 11 Kết nối tri thức: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Kết nối tri thức được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu học Văn 11 Kết nối tri thức nhé.

Bài viết tham khảo

Câu 1: Nêu vấn đề bàn luận theo lời trực tiếp.

Lắng nghe được những tiếng thì thầm trong cuộc sống.

Câu 2: Luận điểm 1: Bàn về nghĩa của từ "lắng nghe"

- Lắng nghe trước hết thể hiện sự tập trung tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài.

- Lắng nghe còn có nghĩa là thấu hiểu, đồng cảm.

- Biết lắng nghe có nghĩa là có khả năng sẻ chia với những nghĩ suy, tâm tư khát vọng của người khác…

Câu 3: Luận điểm 2: Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng cụ thể.

- Đó là lời tâm sự của một em bé … Tết gần về,…

- Ta vui mừng … đến Ai Cập.

Câu 4: Luận điểm 3: Bàn về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên qua trải nghiệm.

- Thiên nhiên quanh ta cũng có tiếng nói.

- Mỗi người cần lắng lòng lại để suy nghĩ đối diện với mẹ thiên nhiên vĩ đại.

- Những âm thanh ấy giúp con người giao hòa cùng thiên nhiên.

Câu 5: Luận điểm 4: Phản bác ý kiến trái chiều

- Nhưng có phải vì sự “bé mọn” của những tiếng thì thầm ấy mà ta có thể bỏ qua chúng, bởi cuộc sống này còn biết bao điều đang khiến ta quan tâm.

- Nếu không biết lắng nghe tiếng nói nhỏ bé của cuộc sống thì cuộc đời này sẽ trở nên nhạt nhẽo hoặc chỉ toàn âm thanh ồn ã, chát chúa.

- Và sẽ chẳng còn những ánh mắt sẻ chia, những bàn tay đan kết, những cử chỉ dịu dàng gửi chút tấm lòng “để gió cuốn đi”.

Câu 6: Luận điểm 5: Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe.

- Lắng nghe là để hiểu, để hành động và hướng tới những điều tốt đẹp: cảm nhận chân thực và biết trân quý hơn những giá trị sống quanh mình,…

- Lắng nghe bằng cả tâm hồn, ta sẽ cảm nhận những gửi trao đầy ắp yêu thương.

- Đó là sợi dây vô hình kết nối con người với nhau và con người với thế giới xung quanh.

Câu 7: Kết luận về vấn đề bài viết.

- Chỉ một khoảnh khắc sống chậm lại và lắng nghe, ta có thể nhận ra bao thông điệp của cuộc sống. Và một khi lắng nghe đã trở thành nhu cầu, tâm hồn mỗi người sẽ trở nên nhạy cảm, tinh tế hơn, biết trân trọng từng giây, từng phút của mỗi ngày và cuộc sống bớt đi sự tẻ nhạt,…

- Phải chăng, con người sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống nhờ học cách biết lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm.

Sau khi đọc

Câu 1: Bài viết đã tập trung bàn luận về vấn đề gì trong đời sống?

Bài viết đã tập trung bàn luận về vấn đề lắng nghe trong cuộc sống.

Câu 2: Các luận điểm nào đã được tác giả triển khai? Các luận điểm có mới quan hệ với nhau như thể nào?

Các luận điểm đã được tác giả triển khai:

- Bàn về nghĩa của từ lắng nghe.

- Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng thực tế.

- Bàn về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên qua trải nghiệm.

- Phản bác ý kiến trái chiều.

- Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe.

Mối quan hệ giữa các luận điểm: Các luận điểm chính xác, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề trình bày mạch lạc. Các luận điểm đều có vị trí riêng nhưng liên kết chặt chẽ với nhau, hô ứng với nhau, cùng đi tới làm sáng tỏ vấn đề một cách tập trung, toàn diện và đủ sức thuyết phục.

Câu 3: Hãy cho biết những li lẽ và bằng chứng mà người viết đã sử dụng khi triển khai từng luận điểm.

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

Bàn về nghĩa của từ lắng nghe.

- Lắng nghe trước hết thể hiện sự tập trung tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài.

- Lắng nghe còn có nghĩa là thấu hiểu, đồng cảm.

- Biết lắng nghe có nghĩa là có khả năng sẻ chia với những nghĩ suy, tâm tư khát vọng của người khác…

- Chỉ khi lắng nghe, chúng ta mới nhận ra những tiếng thì thầm, khẽ khàng hay những âm thanh không lời.

Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng thực tế.

- Khi lắng nghe tiếng nói từ cuộc sống hằng ngày của con người, ta sẽ nhận thấy có những tiếng nói chỉ “thầm thì” thôi mà ẩn chứa biết bao cung bậc tình cảm.

- Biết lắng nghe, ta sẽ biết xúc động, cùng vui cùng buồn với từng cảnh ngộ.

- Lắng nghe những tiếng thì thầm, ta thấy con người và cuộc sống phong phú, đa dạng biết nhường nào.

- Đó là lời tâm sự của một em bé … Tết gần về,…

- Ta vui mừng … đến Ai Cập.

Bàn về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên qua trải nghiệm.

- Thiên nhiên quanh ta cũng có tiếng nói.

- Mỗi người cần lắng lòng lại để suy nghĩ đối diện với mẹ thiên nhiên vĩ đại.

- Những âm thanh ấy giúp con người giao hòa cùng thiên nhiên.

- Ta sẽ nhận ra những tiếng thì thầm của lá rơi khẽ khàng trước ngõ, của giọt sương long lanh… con người,…

Phản bác ý kiến trái chiều.

- Nhưng có phải vì sự “bé mọn” của những tiếng thì thầm ấy mà ta có thể bỏ qua chúng, bởi cuộc sống này còn biết bao điều đang khiến ta quan tâm.

- Nếu không biết lắng nghe tiếng nói nhỏ bé của cuộc sống thì cuộc đời này sẽ trở nên nhạt nhẽo hoặc chỉ toàn âm thanh ồn ã, chát chúa.

- Và sẽ chẳng còn những ánh mắt sẻ chia, những bàn tay đan kết, những cử chỉ dịu dàng gửi chút tấm lòng “để gió cuốn đi”.

- Khi ấy,… náo nhiệt này.

Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe.

- Lắng nghe là để hiểu, để hành động và hướng tới những điều tốt đẹp: cảm nhận chân thực và biết trân quý hơn những giá trị sống quanh mình,…

- Lắng nghe bằng cả tâm hồn, ta sẽ cảm nhận những gửi trao đầy ắp yêu thương.

- Đó là sợi dây vô hình kết nối con người với nhau và con người với thế giới xung quanh.

- Học cách lắng nghe từng tiếng tích tắc của đồng hồ trên vách, ta sẽ hiểu thời gian đang thì thầm nhắc mình về tuổi trẻ đang qua, về những khát vọng còn dang dở, để ta biết sống có ý nghĩa hơn.

Câu 4: Bạn muốn bổ sung điều gì cho bài viết?

Có thể bổ sung luận điểm: Làm thế nào để học cách lắng nghe.

----------------------------------------

Bài tiếp theo: Soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội Kết nối tri thức

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Kết nối tri thức. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm môn Toán 11 Kết nối tri thức, Hóa học 11 Kết nối tri thức.

Đánh giá bài viết
1 143
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm