Suy nghĩ về việc đọc sách

Suy nghĩ về việc đọc sách vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập và ý tưởng để xây dựng bài viết cho mình nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Nêu suy nghĩ về việc đọc sách mẫu 1

Người ta hay nói rằng sách là nguồn tri thức của thế giới. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như thế này: "Tìm thấy một quyển sách hay nên mua ngay cho dù đọc được hoặc không đọc được, thì sớm muộn gì cũng dùng đến nó". Sách là nguồn cung cấp tri thức vô tận mà ta sẽ khó lòng có thể khám phá được.

Có rất nhiều những loại sách: sách lịch sử, sách địa lý, sách kinh tế,.. Mỗi loại sách như vậy sẽ cho chúng ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và thích hợp với các đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh tế mà đọc. Bác sĩ sẽ đọc sách của ngành y. Còn học sinh thì nên đọc những loại sách địa lý, văn học và lịch sử để củng cố kiến thức cho từng môn học. Trên thị trường hiện nay có quá nhiều các loại sách có những nội dung không lành mạnh. Vậy nên, việc lựa chọn sách để đọc là rất cần thiết, vì các kiến thức trong sách sẽ tác động vào tư duy và suy nghĩ của con người.

Việc đọc sách không những giúp chúng ta mở mang hiểu biết về tri thức mà sách còn giúp chúng ta rèn luyện nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy chúng ta đạo lý làm người, cách cư xử với bố mẹ và những người xung quanh. Sách dạy chúng ta phải sống tốt và sống có ích.

Ngoài ra sách còn dạy chúng ta biết yêu thương chính bản thân và yêu thương đồng loại. Sách giúp chúng ta biết khóc khi thấy những hoàn cảnh đáng thương bằng cách dõi theo từng diễn biến tâm lý của các nhân vật trong truyện. Sách khiến ta biết đọc để cảm thấy tâm hồn được rộng mở và đón nhận những điều tốt lành sẽ đến với ta. Để hiểu hết các kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách tốt. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết những nội dung cơ bản của quyển sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng chữ mới hiểu hết sự phức tạp của mỗi nội dung. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà còn phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như thế ta mới hiểu hết nội dung của sách một cách tường tận. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, bởi vì như thế bạn sẽ có cái nhìn không tổng quan và khó có thể hiểu thấu đáo được nội dung. Nói cách khác, chúng ta phải có cái tâm khi đọc sách, khi ấy ta mới thực sự hiểu hết tâm tư, nguyện vọng mà mỗi tác giả mong muốn gửi gắm trong từng trang sách.

Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có quá nhiều điều lý thú và cũng rất nhiều thứ chúng ta cần học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những điều chúng ta cần học. Hãy chịu khó đọc sách để trau dồi tri thức và kĩ năng cũng như bồi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, có thể bạn sẽ thấy mình hiểu thêm rất nhiều thứ và học được thật nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể biết được ông cha mình đã sống và đã chết như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào mà bạn có thể thành công hơn họ? Thật đáng buồn cho những ai không nắm rõ lợi ích của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người tụt hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn chế và vì vậy bạn sẽ khó thành công.

Việc đọc sách của mỗi người là rất cần thiết. Bởi sách là nguồn tri thức vô giá mà nhân loại đã ban tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và xem sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn nên trân trọng từng cuốn sách và luôn cố gắng tiếp thu và thực hành các kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được nhiều điều mà bạn mong muốn!

2. Nêu suy nghĩ về việc đọc sách mẫu 2

Đọc sách luôn là một hành động đẹp của con người và từ lâu việc đọc sách cũng đã được nâng tầm lên thành một nét văn hóa đẹp không chỉ của người Việt mà còn trên toàn thế giới.

Không thể phủ nhận được, ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin dường như cũng đã có những tác động không nhỏ tới giới trẻ. Nếu như xét về mặt ích cực cũng được xem là nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Các bạn có thể đọc rất nhiều thông tin trên mạng xã hội một cách nhanh chóng nhất. Tất cả các thông tin bạn cần cũng sẽ có trên mạng. Một góc tiêu cực mà ta nhận thấy ở đây mà thế giới hiện đại như tác động vào đó chính là văn hóa đọc sách như ngày càng mai một dần đi.

Vậy chúng ta hiểu được văn hóa đọc được nhắc đến ở đây đó chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Con người chúng ta cũng phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sách đúng cách đó chính là “đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức”. Có lẽ rằng, tất cả chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách thực sự được biết đến chính là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức của nhân loại. Việc đọc sách được đánh giá chính là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, đồng thời cũng chính là việc tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy.

Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc đọc sách, thế nhưng ta như cũng đã biết được rằng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ. Họ thậm chí như cũng thật là lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Nguyên do có lẽ rằng chính bản thân họ nghĩ với những thông tin hiện đại đã vậy lại thông dụng cho nên họ không cần tới sách nữa? Nhận định về ý kiến này thì chính nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi đó chính là câu: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và cũng chính bản thân ông cũng đã tự trả lời bằng câu: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn nhìn nhận về văn hóa đọc thì ông khẳng định một ý kiến hết sức là sâu sắc đó chính là câu “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.

Trong xã hội hiện đại ngày nay thì văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Có lẽ, ta dường như cũng thấy được cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng, thực sư ta như thấy được rằng chính sự hiện đại, máy móc như lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc sách đẹp đẽ vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp đẫn như trên các phương truyền thông đại chúng như hiện nay. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta hiện nay đó chính là việc liệu có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin không? Ta như cũng thấy được sự khác biệt với vài chục năm về trước, thị trường sách của chúng ta hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Trrong khi đó thì giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Thực tế đáng buồn là lại có một bộ phận các bạn trẻ chạy theo phong trào để đọc sách. Họ dường như chỉ có mua sách về và để trưng bày cho đẹp mắt, trông cho có trí thức mà thôi. Còn khi hỏi về nội dung họ cũng chẳng biết cuốn sách họ đã mua, để vào vị trí đẹp nói về điều gì nữa.

Có lẽ rằng, tất cả chúng ta ai â mà đã từng yêu sách thì sẽ không thể nào quên được có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, hay đó là cuốn “Lê Vân yêu và sống” làm mưa gió trên thị trường. Các cuốn sách kinh điển không thể thiếu trong giá sách của độc giả yêu sách. Thế rồi có cuốn sách hay khó bỏ qua cũng rầm rộ như “Thế Giới Phẳng” của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách “Thế giới Phẳng” như cũng đã trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa. Thực sự “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, có lẽ phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả gửi gắm qua đó thì các bạn trẻ vẫn cứ mua về cho mình, thể hiện ta là người có học thực, biết nắm bắt thị hiếu của nhân loại.

Sách khác với những thông tin nhanh, vắn tắt trên mạng. Sách đúng là người thầy của mỗi người. Mỗi cuốc sách như thể hiện được một khối lượng kiến thức khổng lồ, đọc lần một ta mới vỡ ra một số điều, nhưng đọc đến nhiều lần sau đó, nhiều năm sau đó thì mới hiểu được biết bao nhiêu điều hay, lẽ phải. Sách cũng có rất nhiều loại khác nhau cho nên là người đọc thông thái thì hãy biết chọn lựa sách đúng và phù hợp với chính mình.

Và tóm lại đọc sách chính là một nét văn hóa đẹp của con người. Có đọc sách thì chúng ta mới có thể tìm hiểu, tích lũy được nhiều kiến thức của nhân loại. Đọc sách để có thể suy ngẫm cũng như chiêm nghiệm về cuộc đời của mỗi người. Sách là người thầy soi đường chỉ lối về tri thức cũng như những kỹ năng cần thiết cho con người. Bạn và tôi trong xã hội ngày nay hãy biết phục dựng lại nét văn hóa đọc tố đẹp của dân tộc ta bạn nhé!

3. Nêu suy nghĩ về việc đọc sách mẫu 3

Đọc sách mới có lợi. Trong thực tế, đọc để học tập và củng cố kiến thức cho mình là lợi ích lớn nhất của việc đọc sách. Khi học bài, làm bài, ta phải học, phải đọc sách giáo khoa. Muốn học lên cao hơn nữa thì ta phải đọc và làm bài tập trong sách tham khảo. Những quyển sách đó sẽ là công cụ giúp chúng ta học tập và việc đọc sách cũng là một cách học tập. Vì mang trong mình những hiểu biết thuộc mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, lịch sử và địa lý, nên sách cho chúng ta lượng kiến thức vô tận. Có đọc sách, ta mới biết Trái Đất của chúng ta ra đời từ đâu, có bao nhiêu đồi núi, sông ngòi. Có đọc sách ta mới biết đất nước Việt Nam mình có những trang lịch sử oai hùng như thế nào. Có đọc sách ta mới hiểu biết về thực vật và cấu tạo của chúng vì ta vẫn thường trông thấy chúng mỗi ngày. Lượng kiến thức rộng lớn đó cũng là do việc đọc sách mà ra. Sách thực sự là người thầy của mỗi con người vì lượng kiến thức hiểu biết mà sách mang đến cho chúng ta. Không chỉ mang nguồn kiến thức vô tận, việc đọc sách còn bồi đắp tâm hồn cho chúng ta và dạy ta làm người. Đọc sách ta mới biết sự nhọc nhằn của người nông dân khi làm ra hạt lúa, hạt gạo và nỗi vất vả của những anh bộ đội trong thời kỳ chiến tranh với giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đọc sách dạy cho chúng ta lòng biết ơn. Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta trở thành người có ích. Không chỉ trong học tập, việc đọc sách cũng giúp chúng ta thư giãn sau mỗi buổi học căng thẳng. Sau khi học bài về, ta đọc câu chuyện trong sách tinh thần sẽ vui vẻ và sảng khoái biết bao. Sách cũng như người bạn cùng học, cùng vui chơi với chúng ta. Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có quá nhiều điều lý thú và cũng rất nhiều thứ chúng ta cần học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những điều chúng ta cần học. Hãy chịu khó đọc sách để trau dồi tri thức và kĩ năng cũng như bồi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, có thể bạn sẽ thấy mình hiểu thêm rất nhiều thứ và học được thật nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể biết được ông cha mình đã sống và đã chết như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào mà bạn có thể thành công hơn họ? Thật đáng buồn cho những ai không nắm rõ lợi ích của việc đọc sách. Tóm lại, “Không có sách thì không có tri thức”, ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại, khi đọc sách bạn sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn vào thế giới trong sách, bạn sẽ thấy hiểu rõ hơn biết thêm nhiều điều hay. M.Gorki từng nói rằng “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống.Vì vậy, ta rất cần đọc sách nhưng nhất thiết phải chọn cho mình những loại sách có giá trị thật sự làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách.

4. Nêu suy nghĩ về việc đọc sách mẫu 4

Sách là nguồn tri thức bất tận của nhân loại – một tài sản tinh thần vô giá bởi nó cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết về phong tục tập quán, văn hoá lịch sử của tất cả các nước trên thế giới giúp cho tâm hồn con người phong phú thêm trí óc ta phát triển, tiến bộ lên và ta cảm thấy đời sẽ đẹp và đáng sống hơn nữa! Trước khi có những phương tiện nghe nhìn thì sách là con đường ngắn nhất giúp con người tiếp nhận lịch sử, văn hoá và kiến thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu tri thức từ những phương tiện thông tin đại chúng như Tivi, Radio, Internet....... Văn hoá đọc đang có những bước chuyển biến về lượng. Các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều lợi thế hơn, phong phú hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hoá đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen đó đang có xu hướng biến mất dần đi. Tất nhiên đối với những nhà nghiên cứu lý luận, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh. .. đọc sách như là một công việc quan trọng, thường xuyên vì nếu thiếu vắng nó người ta sẽ khó khăn mà có được một chuyên môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để đáp ứng công việc, còn hiện nay quần chúng đang có xu hướng giải trí qua phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn. Mặc dù vậy, đọc sách vẫn phải được coi là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng biệt của bản thân nó như một cách thưởng thức văn hóa tinh tế và có chiều sâu; là phương tiện hữu hiệu nhất giúp chúng ta có vốn liếng ngôn ngữ của con người. Những thuộc tính gắn liền với việc đọc là suy nghĩ, quan sát, nghiên cứu, ghi chép,..... là nền tảng cần thiết cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, xây dựng các vỉa tầng phong phú trong cả hệ thống kiến thức, nhận thức của từng con người. Không thể hình dung nếu một ai đó suốt cả cuộc đời mình không chú trọng việc đọc mà lại có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức khổng lồ. Khối lượng kiến thức thu nhận được qua việc đọc sách là một thước đo đánh giá trình độ tri thức của từng người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn hình thành cho con có một thói quen tốt là say mê đọc sách từ thủa ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin, người đọc đến với sách còn thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức dưới lăng kính sáng tạo của mình. Trong một bài báo mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến hết sức sâu sắc, rằng: "Không thể lấy lăng kính" hàn lâm "để đánh giá việc đọc sách của công chúng, mà hãy dùng lăng kính của xã hội soi vào việc viết sách của chúng ta......". Rõ ràng, khi đưa ra khái niệm văn hoá đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày càng coi trọng khả năng sáng tạo và tính thưởng thức văn hoá thực sự qua việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc thông thường. Tóm lại, "Không có sách thì không có tri thức", còn việc đọc ở trên đời, thực tế, tất cả mọi người coi sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô tận mà mỗi chúng ta có thể tự khám phá trong suốt cuộc sống của mình. Sách là kho kiến thức vô giá của loài người, khi đọc sách bạn sẽ có cảm giác như mình cũng đang được đi vào Thế Giới trong sách và bạn sẽ càng hiểu sâu hơn học ra những điều hay. M.Gorki đã nói rằng "Mỗi cuốn sách chỉ là một bậc thang nhỏ mà khi bước qua, tôi rời khỏi con vật và đến rất gần con người, tới những quan điểm về cuộc sống cơ bản nhất và về nỗi khát khao cuộc sống. Như vậy đọc sách mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích. Sách là tài sản của mỗi người. Hãy biết trân trọng và nâng niu sách. Hãy để nó là cây cầu nối dẫn chúng ta đến với ngày mai.

5. Nêu suy nghĩ về việc đọc sách mẫu 5

Mỗi chúng ta ai cũng biết sách là kho tàng kiến thức khổng lồ, nơi lưu trữ tri thức loài người. Và việc đọc sách có tác động to lớn đến sự thay đổi của con người.

Để hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách, trước hết ta phải hiểu những lợi ích to lớn mà sách mang lại cho ta. Sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất. Những tinh hoa tri thức từ bao đời nay của con người được ghi chép lại chủ yếu dưới dạng sách vở. Nói đến việc học, chúng ta ai cũng biết học gắn liền với sách và vở. Sách để đọc, để tham khảo kiến thức và ghi chép những tri thức đó theo ý hiểu của mình vào vở để tạo thành bài học cho riêng mình.

Bên cạnh đó, sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt. Những cuốn sách văn học, kĩ năng sống, những mẩu truyện sẽ chứa đựng những bài học để con người hoàn thiện tình cảm cho riêng mình. Nếu không đọc sách, tầm hiểu biết của con người mãi chỉ hạn hẹp, tâm hồn cằn cỗi, không mở mang tầm hiểu biết thì sẽ không phát triển và dần thụt lùi so với xã hội.

Để việc đọc sách đạt hiệu quả tối ưu, trước hết chúng ta phải chọn được những cuốn sách tốt, có giá trị để đọc. Khi đọc phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích từ những ý của cuốn sách đó. Cuối cùng là việc thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.

Là một người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần tích cực trau dồi kiến thức, cố gắng đọc và nghiền ngẫm nhiều cuốn sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để tìm được đam mê, lẽ sống cho bản thân mình cũng như để mở mang tầm hiểu biết, mở ra con đường rộng lớn hơn để bước đến tương lai.

Cuộc sống quá ngắn má kho tàng kiến thức lại mênh mông vô tận, hãy khai thác tối đa nguồn tài nguyên tốt đẹp đó và trở thành công dân có ích cho xã hội.

6. Nêu suy nghĩ về việc đọc sách mẫu 6

Người đọc hiện nay có xu hướng ngày càng thu hẹp phạm vi đọc gắn chặt với chuyên môn của mình, điều đó làm cho các kiến thức chuyên môn sâu rộng hơn nữa. Thế nhưng, sẽ là tốt nếu việc đọc sách được mở rộng hơn nữa trong các phạm vi khác, hay những phạm vi vốn không có gì ảnh hưởng đến chuyên môn nhưng rõ ràng nó có sự tác động đối với công việc và cuộc sống sau này.

Tôi có quen một vài bạn không giỏi Toán lại thường thích đọc các tác phẩm văn học, còn những bạn sinh viên khác hay đọc sách lịch sử và âm nhạc.

Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu "Sách là gì?". Là di sản của nhân loại, của dân tộc, là sự tích luỹ tri thức từ nhiều thời kỳ lịch sử của loài người và các nền văn hoá của thế giới. Sách là nơi lưu giữ các tri thức và thành tựu quý báu được truyền từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chúng ta có thể chủ động tiếp cận thu nhận được những tri thức mới từ việc đọc sách. Những cuốn sách thuộc nhiều thể loại như chính trị, văn học, xã hội cho đến những cuốn truyện trinh thám, tâm lý tình cảm, các cuốn sách gây động lực hoặc quyển hồi ký miêu tả cuộc sống có thật của một nhân vật có sức ảnh hưởng đối với chúng ta.

Đọc sách có thể là một sở thích như hâm mộ nhân vật truyện tranh nào đó, là một hoạt động để giết thời gian khi không phải làm việc gì hay là những phút ngẫu hứng ngồi tìm đọc trong một thư viện, hiệu sách nào đó ngày mưa hoặc là một thói quen của người người ham mê đọc sách. Tuy nhiên cho dù vô tình hay chủ động thì bạn cũng sẽ nhận lại nhiều trải nghiệm thú vị khi đọc sách. Không phải tự nhiên người ta ủng hộ việc nhiều người đọc sách hoặc thậm chí dành cả cuộc đời chỉ để viết sách.

Sách có lợi ích vô cùng to lớn mà hầu hết chúng ta có thể không biết rõ về nó. Đầu tiên, đọc sách để nâng cao kiến thức. Có ai biết chính xác trên thế giới có bao nhiêu thư viện và có ai đếm được tất cả các quyển sách đã phát hành viết những kiến thức gì. Sách còn là kho kiến thức khổng lồ về nhiều mặt trong đời sống của lớp người đi trước viết ra kể lại và truyền tải đến hậu thế. Các cuốn sách về chính trị, lịch sử, triết học cho chúng ta kiến thức trong cuộc sống và thực tế xã hội, về quá trình phát triển của từng giai đoạn loài người. Các cuốn sách này không hề vô bổ, chúng giúp ta biết về lịch sử, những số phận hay sự kiện của một nhân vật, đây có thể là một bài học quý giá đối với chúng ta trong thực tế cuộc sống.

Thời gian để đọc trọn vẹn một cuốn sách này chắc chắn sẽ ít hơn rất nhiều so với thời gian họ làm việc và trải nghiệm thực tế tương tự như nhân vật trong sách. Bài học họ phải trải qua trong đời mới rút ra được thì bạn có thể tiếp thu từ việc lần giở từng trang sách. Vậy có xứng đáng không. Chưa kể đến các cuốn sách viết về văn học, những tác phẩm kinh điển trong nước, thế giới, các loại sách viết về cuộc sống, tình yêu,..... Tất cả đều chứa đựng những kiến thức xúc tích và tinh hoa của thế giới. Đọc sách xong bạn sẽ biết vì sao khi cháy xăng thì không cần dập tắt bằng nước, cũng không nên nói, xen vào câu chuyện của người ta cho dù bản thân có ý tốt muốn chia sẻ,...

Đọc sách dù ít dù nhiều hay đọc bất cứ lĩnh vực gì bạn đều sẽ có thêm những kinh nghiệm và không ai dám nói chăm đọc sách chưa hẳn đã thành công nhưng những người thành công lớn đều thích đọc sách. Thứ hai, cải thiện sự tập trung và các kỹ năng tư duy, phân tích. Khi đọc sách tất cả tâm trí và mọi giác quan của bạn sẽ dồn về đôi mắt theo dõi đọc từng từ, từng câu. Bàn tay lật lướt trên tờ giấy và trong đầu tập trung đọc các nội dung mà cuốn sách đang nói đến hoặc chú ý theo dõi diễn biến kế tiếp của câu chuyện mà không cần phải quan tâm tới mọi người xung quanh, chỉ cần bộ não và mắt làm việc. Với những quyển sách hay viết về vấn đề bạn quan tâm, bạn đọc ngấu nghiến từng trang từng chương không rời mắt, đây là cách rèn luyện được khả năng tập trung cao độ của trí óc đồng thời bản thân mình cũng đang vừa đọc vừa tư duy và phân tích theo diễn biến câu chuyện. Chính vì thế thời gian theo dõi đọc một cuốn sách hay cũng là khoảng thời gian bạn đang rèn luyện sự tập trung và khả năng tư duy phân tích của mình khá hiệu quả. Thứ ba, tác dụng của việc đọc sách giúp tăng cường trí nhớ. Khi bạn đọc sách, bạn phải ghi nhớ những nhân vật, thông tin như họ, tên, lịch sử, màu sắc hay từng chi tiết tạo thành phong cách riêng trong các câu chuyện. Có thể không nhiều nhưng dần dần não bộ sẽ ghi nhớ lại hết do quá trình rèn luyện theo năm tháng. Giống như một thói quen, lặp đi lặp lại vài lần bạn sẽ quen ngay với việc ghi nhớ thôi mà. Rất kỳ diệu, mỗi một ký ức mới sẽ khiến não tạo nên nếp nhăn mới và củng cố nếp nhăn cũ, thúc đẩy việc nhớ lâu và cân bằng tình cảm. Thật thú vị phải không? Đồng thời, đọc sách là một hình thức thư giãn và giải tỏa stress. Có rất nhiều cuốn sách từ văn học, tâm lý xã hội cho đến truyện cười, chuyện thuật lại cuộc sống của một người thú vị. .. những đầu sách này không đòi hỏi nhiều thời gian và bạn cũng không phải cố đọc quá lâu mới có thể hiểu được tiểu thuyết trinh thám hoặc các tác phẩm về lịch sử. Chúng giúp bạn thư giãn và mang đến cho cười cảm giác sảng khoái bởi cách kể dí dỏm, tự nhiên mà chân thực. Hoàn thiện kỹ năng viết lách Một trong số lợi ích của việc đọc sách không thể không kể đến đó là giúp người đọc cải thiện khả năng viết lách của mình.

Ông cha ta có câu "Phong ba bão táp bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Có bạn nào nói với bản thân tôi rằng mình có thể hiểu được tất cả các ngôn ngữ trong quyển từ điển Việt Nam không? Tôi dám nói với bạn: Điều đó là không thể. Khi tiếp cận với những tác phẩm này, bạn sẽ được mở mang hơn về số lượng vốn từ vựng, cách nhìn nhịp điệu, trạng thái, và phong cách khi viết lách của mỗi người. Điều đó sẽ giúp văn phòng của bạn sinh động hơn. Một hình thức giải trí hoàn toàn mới. Nhiều người có thể tốn rất nhiều tiền mua những quyển sách chỉ để đọc một vài phần nào đó. Nhưng với những người không có điều kiện hay kinh phí thấp, bạn có thể tìm đến thư viện và hòa mình vào thế giới sách hiện có. Tất cả những vấn đề của đời sống, xã hội mà bạn chưa từng nghe qua đều được cập nhập ở các quyển sách mới mà bạn sẽ không tài nào đọc hết được. Không chỉ có thế, sách sẽ giúp bạn nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc sau những giờ phút mệt mỏi, căng thẳng với công việc hay học tập. Cuối cùng, đọc sách cũng tạo dựng một thói quen lành mạnh. Tuổi trẻ là khoảng thời gian tuyệt vời nhất của mỗi con người.

Thế nhưng, giới trẻ hiện nay lại đang có rất nhiều thói quen xấu mà có thể gây ảnh hưởng lớn đến tương lai sau này như: lười biếng, nghiện game, nghiện smartphone, mạng xã hội, tư duy thụ động, thờ ơ vô cảm,…..  Đây cũng là lợi ích của việc đọc sách sẽ giúp các bạn thoát khỏi những thói quen xấu đó và tạo dựng cho bạn một thói quen mới lành mạnh hơn, bổ ích hơn. Sách là kho tàng tri thức của con người, cung cấp cho chúng ta không chỉ kiến thức, mà còn các bài học cuộc sống, kinh nghiệm sống, đồng thời cũng là phương tiện giải trí khá hiệu quả.

7. Nêu suy nghĩ về việc đọc sách mẫu 7

Ngày nay khi công nghệ thông tin vô cùng phát triển, người dùng có thể dễ dàng tìm thấy nhiều nguồn giải trí khác nhau. Thế nhưng đối với rất nhiều người thì đọc sách lại là một thói quen thú vị đem đến vô vàn lợi ích. Chúng ta bắt đầu bước vào cuộc sống, bắt đầu bước vào những tháng ngày học tập và rèn luyện bằng những ngày tháng học tập và rèn luyện với nhiều quyển sách quý giá. Sách mở mang cho ta trí tuệ, đem lại cho ta kiến thức, đưa con người vào những nơi xa xôi và giảng giải cho chúng ta nhiều điều huyền bí. Sách là đất, là biển, là trời. Sách là toàn bộ thế giới rộng lớn mênh mông. Sách đưa chúng ta vào các đại dương nghĩa là dẫn chúng ta đến những nơi cách xa ngoài tầm với. Thế nhưng cũng có nhiều quyển sách viết về các đại dương. Khi đó, chúng ta mới biết ngay trong bàn tay bé nhỏ của mình cũng là cả một thế giới riêng đang ngự trị. Sách đem lại cho chúng ta tri thức nhưng sách cũng giúp chúng ta giải khuây. Khi buồn ta có thể giải khuây bằng những mẩu chuyện vui. Khi vui, chúng ta có thể thư thái mà cảm nhận vẻ đẹp của cuộc đời thông qua những áng thơ văn. Xem phim ảnh, chúng ta cảm thấy rất đã mắt. Thế nhưng trí tưởng tượng lại không được phát huy mạnh mẽ bằng khi ta đọc sách. Đọc một cuốn sách, chúng ta được thỏa sức bay bổng theo các trò chơi của nó để mà hình dung, để mà liên tưởng. Đọc sách nhiều, chúng ta sẽ có những hành động tốt, những lời nói hay. Và thế là khi cần ta có thể pha trò thì có thể tự tin mà giao lưu với bạn bè. Lợi ích của việc đọc sách chính là ở chỗ: sách không có giới hạn trong không gian và thời gian. Bạn có thể đi về quá khứ và đi đến tương lai. Bạn có thể kiếm tìm bất kỳ thứ gì mình muốn. Bởi ngay cả khi đã có thêm máy tính thì sách vẫn là nơi tốt nhất lưu trữ tri thức của loài người mênh mông. Chính việc sách không bị hạn chế bởi không gian và thời gian khi đọc sách sẽ giúp chúng ta nhớ cũ mà thấy mới. Từ đó mà ấp ủ, yêu thương, vun đắp và xây dựng nên những ước mơ của tương lai. Trong những ý nghĩa to lớn của sách, chúng ta đặc biệt quan tâm đến việc sách làm đẹp tâm hồn. Đọc sách nhất là sách văn học, chúng ta có thể đi đến những miền đất bao la. Ở đó, chúng ta được gặp những người hạnh phúc hay những người đau khổ. Những người đó có thể vui sướng hoặc bất hạnh hơn cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy mà chúng ta có thể vui mừng hoặc xúc động chung, hạnh phúc, sung sướng hay thất vọng, nhói đau. Tất cả những tình cảm đó, góp phần bồi đắp lòng yêu thương cho tâm hồn của mỗi người. Nó nối kết chúng ta với những người thuộc cùng một dân tộc hay cả thế giới rộng lớn. Như vậy đọc sách đem đến cho chúng ta nhiều lợi ích. Sách là báu vật của mỗi người. Hãy biết quý trọng và nâng niu nó. Hãy để nó là chiếc cầu đưa chúng ta đến với tương lai. Thực tế có ý kiến cho rằng: "Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ". Ý kiến này một lần nữa đã khẳng định những tác dụng lớn lao mà sách đem lại cho con người.

8. Nêu suy nghĩ về việc đọc sách mẫu 8

Có ai đó đã từng nói rằng: “Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc”. Quả thật đọc sách có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người.

Trải qua hàng nghìn năm phát triển, kho tri thức quý báu của nhân loại đã được lưu giữ trong “sách”. Kể từ khi con người sáng tạo ra chữ viết, trong quá trình học tập, lượng kiến thức cần ghi nhớ là quá tải so với bộ não của con người. Và sách để tạo ra để ghi chép lại toàn bộ những kiến thức vô tận trong đời sống, từ khoa học, nghệ thuật, văn hóa... Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về sách. Mỗi một người cũng đều có những cảm nhận riêng về sách. Nhưng có thể hiểu đơn giản nhất rằng sách chính là tri thức, là nơi con người có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, trau dồi và rèn luyện bản thân mình. Hiện nay, có rất nhiều loại sách khác nhau: sách khoa học, sách giáo khoa, sách giải trí… Mỗi loại sách có một vai trò và chức năng khác nhau.

Tuy nhiên, những vai trò chung nhất của sách đối với đời sống nhân loại có thể kể đến như sau. Trước hết, sách cung cấp cho con người những tri thức khác nhau thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống. Giống như một nhà văn từng nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Sách có thể giúp người đọc vượt qua mọi không gian và thời gian, thậm chí là mọi ngôn ngữ. Khi đọc sách, chúng ta giống như đang được “xuyên không” từ quá khứ đến hiện tại và ngay cả tương lai nữa. Lạc vào thế giới của sách, con người sẽ đến với những chuyến hành trình bất tận, khám phá được nhiều điều mới mẻ và thú vị mà chỉ phải bỏ ra một số tiền rất nhỏ. Thật là kì diệu!

Sách giống như một người bạn vậy. Khi đọc được một quyển sách tốt, bạn không chỉ học hỏi được những kiến thức mà còn bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm. Đôi khi, những cuốn sách còn giúp chữa lành đi những vết thương mà bạn trải qua trong cuộc sống. Nhờ có sách, chúng ta cũng nhận ra những phần mà bản thân mình còn khiếm khuyết, để từ đó tự hoàn thiện chính mình trở nên tốt đẹp hơn. Ngược lại, những cuốn sách vô bổ sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm hồn người đọc. Không chỉ vậy, sách còn là nơi giúp con người giải trí sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng và mệt mỏi.

Nhiều cuốn sách đã trở thành những tác phẩm bất hủ của thời đại - nó chứa đựng những giá trị tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm về con người và thời đại khi đó. Chắc hẳn không có ai mà không biết đến bộ “Tấn trò đời” của nhà văn Balzac đã khắc họa hiện thực xã hội nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX một cách chân thực và sống động. Cuốn sách này được xem là “một trong những công trình bát ngát mênh mông nhất mà một con người dám đơn độc cấu tứ”. Đôi khi sách còn trở thành thứ vũ khí đắc lực phục vụ cho công cuộc giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Người có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Con rồng tre, Vi hành, Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách Mệnh, Tuyên ngôn độc lập… đã trở thành vũ khí đắc lực cho cách mạng.

Vậy làm thế nào để đọc sách một cách có hiệu quả. Tôi từng đọc trong tác phẩm “Bàn về đọc sách”, Chu Quang Tiềm có viết: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Quả thật, khi đọc sách “đọc sách không cốt lấy nhiều”? Từ xa xưa cho đến nay, con người đã viết được rất nhiều cuốn sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Kho tri thức có được từ những cuốn sách ấy là vô hạn. Mà quỹ thời gian của mỗi người thì quá ngắn ngủi để có thể đọc hết toàn bộ được số sách khổng lồ đó. Những kiến thức mà chúng ta học được giống như một giọt nước giữa đại dương vô tận. Vậy nên, khi đọc sách, chúng ta không nên quá quan trọng việc mình đã đọc được bao nhiêu cuốn, đó là nhiều hay ít.

Vì việc đọc sách không phải là một cuộc chạy đua đuổi theo số lượng. Mà thứ cần thiết phải theo đuổi khi đọc sách cần lại là chất lượng: “ quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Mỗi người đọc, khi lựa chọn một cuốn sách cần chú ý đến mục đích đọc sách (đọc sách để nghiên cứu lĩnh vực mình đang theo đuổi hay đọc để giải trí). Nội dung chính của cuốn sách đó cũng là một yếu tố quan trọng để chọn lựa. Khi đọc sách lại cần “đọc cho kĩ” tức là vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, vừa đọc vừa chiêm nghiệm để hiểu được cuốn sách đó một cách sâu sắc nhất. Đôi khi, những cuốn sách có dung lượng lớn khiến chúng ta quên ngay sau khi đọc. Vì vậy việc đọc sách kết hợp với ghi chép lại nội dung chính, những vấn đề liên quan đến cuốn sách đó theo một hệ thống cũng là một phương pháp hiệu quả.

Quả là như Marcus Tullius Cicero - một nhà lý luận chính trị La Mã từng nói: “Sách không chỉ là sách, chúng là cuộc sống, là trái tim và hạt nhân của những thời đại đã qua, là lý do mà con người lao động và chết, là cốt lõi và tinh hoa của bao cuộc đời”.

9. Nêu suy nghĩ về việc đọc sách mẫu 9

Sách, từ lâu đã trở thành một người bạn đồng hành không thể thiếu trong hành trình tìm kiếm tri thức của con người. Khám phá thế giới thông qua trang sách là như bước chân vào một thế giới kỳ diệu, nơi mà những tri thức vô tận đã được gói gọn và truyền đạt qua hàng ngàn năm. Có thể nói, sách không chỉ là một nguồn kiến thức, mà còn là kho báu vô song, là nguồn động viên tinh thần cho cuộc sống.

Với nhiều chủ đề đa dạng như toán học, vật lý, khoa học tự nhiên, thiên văn học, sách mở ra một thế giới đa sắc màu của tri thức. Mỗi cuốn sách như là một cánh cửa mở ra chân trời mới, nơi mà tâm hồn con người có thể bay lên những đỉnh cao mới, mở rộng tầm nhìn và tư duy.

Ngoài ra, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, những cuốn sách chứa đựng những triết lí nhân sinh cũng trở thành những hướng dẫn tâm linh quý báu. Khi mặc đối diện với những khó khăn và thách thức trong cuộc sống, những triết lý này trở thành nguồn động viên, là nguồn sức mạnh tinh thần để vượt qua.

Đọc sách không chỉ là việc học hỏi kiến thức mới mỗi ngày mà còn là cách rèn luyện tâm hồn và làm phong phú thêm giá trị cuộc sống. Hãy dành thời gian quý báu hàng ngày để đắm chìm trong thế giới của sách, nuôi dưỡng niềm đam mê và liên tục trau dồi kiến thức, để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn và tâm hồn trở nên sáng tạo hơn.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Suy nghĩ về việc đọc sách. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu để học tập môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán lớp 10, Tiếng Anh lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10...

Đánh giá bài viết
3 738
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 10

    Xem thêm