Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tác giả Thạch Lam

Tác giả Thạch Lam do VnDoc biên soạn giúp các em học sinh lớp 11 có thêm tài liệu về truyện ngắn Hai đứa trẻ để tham khảo phục vụ quá trình học tập.

Tác giả Thạch Lam bao gồm phần 1 khái quát chung về tiểu sử cuộc đời của tác giả và phần 2 đi sâu vào làm rõ Sự nghiệp văn học của ông.

1. Tiểu sử cuộc đời tác giả Thạch Lam

Nhà văn Thạch Lam

Thạch Lam (1910-1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân) sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, ông là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái).

Thuở nhỏ Thạch Lam chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, sau đó theo cha chuyển sang tỉnh Thái Bình. Thạch Lam học ở Hà Nội, sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất, ông ra làm báo, viết văn.

Thạch Lam là người đôn hậu và rất đỗi tinh tế.

Cuộc đời:

Cha ông mất sớm, mẹ ông phải một mình buôn bán nuôi mẹ chồng và bảy người con... Lúc nhỏ, ông chủ yếu sống ở quê ngoại.

Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (Tiểu học Hải Dương, nay là trường Tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người con cả, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ. Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các miệng ăn, mẹ ông dẫn các con (trừ Nguyễn Tường Thụy) về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Cẩm Giàng.

Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung. Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Thạch Lam

Là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng... ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ.

Thạch Lam là người có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.

Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.

Theo Thạch Lam chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ông quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.

- Tác phẩm nổi bật

Hầu hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước khi in thành sách. Tác phẩm gồm có:

  • Gió lạnh đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)
  • Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938)
  • Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939)
  • Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941)
  • Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942)
  • Một thứ quà của lúa non: Cốm (Hà Nội băm sáu phố phường, Nhà xuất bản Đời Nay, 1943) - đã được in vào SGK Ngữ văn 7, tập một.
  • Hà Nội băm sáu phố phường (Tùy bút, Nhà xuất bản Đời Nay, 1943)
  • Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách và Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940.

- Phong cách sáng tác:

+ là cây bút truyện ngắn tài hoa trong nền văn học Việt Nam hiện đại

+ đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam

• Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật

• Cốt truyện đơn giản thuộc loại truyện không có truyện

• Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật

• Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu chất thơ

• Giọng văn trầm lắng nhỏ nhẹ như lời tâm tình thủ thỉ

• Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình Thạch Lam là người khai sinh ra kiểu truyện ngắn trữ tình

Đánh giá bài viết
10 19.582
Sắp xếp theo

    Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 11

    Xem thêm