Tài liệu ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn năm 2024

Bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Văn

Tài liệu ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn là tài liệu tham khảo hay giúp các em học sinh đang chuẩn bị bước vào lớp 7. Tài liệu ôn lại các phần nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 6, giúp các em không bị xao nhãng kiến thức trong thời gian nghỉ hè, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào năm học mới. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

PHẦN 1 : ÔN TẬP LÀM VĂN

CHUYÊN ĐỀ 1: LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN

I.MỤC TIÊU

Kiến thức

- Kiểu văn bản kể lại một trải nghiệm của bản thân

Năng lực

- Biết viết bài văn bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập dữ liệu); tìm ý và lập dàn ý; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SBT

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

MỞ ĐẦU

Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới

Nội dung:Gv sử dụng phương pháp gợi mở đàm thoại để học sinh chia sẻ trải nghiệm của bản thân

Sản phẩm:Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS

Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ

+ Em hãy kể một vài trải nghiệm đáng nhớ của em?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

- Gv lắng nghe, quan sát, hỗ trợ, gợi mở

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Hs chia sẻ bài viết của mình cho các bạn, Hs khác lắng nghe, quan sát, nhận xét

- Gv quan sát, lắng nghe, gợi mở

Bước 4: Kết luận, nhận đinh

GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.

- HS chia sẻ trải nghiệm của mình

ÔN LẠI KIẾN THỨC ĐÃ HỌC

Mục tiêu:Nhận biết được tìm hiểu chung về bài văn kể lại trải nghiệm.

Nội dung:Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM

NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về bài văn kể lại một trải nghiệm:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.

? Thế nào là trải nghiệm?

? Bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân là bài văn viết như thế nào?

? Những nội dung của dạng bài kể về một trải nghiệm là những nội dung nào?

? Hãy nêu các dạng đề kể về một trải nghiệm của bản thân?

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs thảo luận

- Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

NV2: Hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài văn kể lại một trải nghiệm:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.

? Em chuẩn bị bài trước khi viết như thế nào?

? Em tìm ý như thế nào?

? Bố cục của bài viết kể về trải nghiệm gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?

? Khi viết bài thì cần lưu ý điều gì?

? Viết bài xong em phải làm gì?

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs thảo luận

- Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

I.Tìm hiểu chung về bài văn kể lại một trải nghiệm:

1/Trải nghiệm là gì?

2/ Kể về một trải nghiệm của bản thân là dạng bài trong đó người viết kể về diễn biến của một việc làm, hoạt động, tình huống mà mình đã trực tiếp trải qua hoặc tham gia để bộc lộ những kinh nghiệm, bài học nào đó.

3/Những nội dung của dạng bài kể về một trải nghiệm:

a.Những trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc, đáng nhớ:

- Kỉ niệm với người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, …)

- Kỉ niệm với bạn bè

- Kỉ niệm với thầy, cô

- Kỉ niệm với người mới gặp

- Chuyến đi có ý nghĩa

+ Một lần em giúp đỡ người khác hay được người khác giúp đỡ,…

- …..

b.Những trải nghiệm buồn, nuối tiếc:

- Một lỗi lầm của bản thân

- Sự việc em đã gây ra khiến bố mẹ buồn phiền

- Em hiểu lầm một người hoặc bị người khác hiểu lầm

- Chia tay mái trường lớp

c.Những trải nghiệm khiến em thay đổi, tự hoàn thiện bản thân:

- Câu chuyện đã làm thay đổi suy nghĩ, cách sống của em

- Một hành trình khám phá

- Một lần bị lạc đường

- Một lần bị phê bình,…

- ….

4/ Các dạng đề kể về một trải nghiệm của bản thân:

a/ Dạng đề cụ thể (dạng đề đóng) là dạng đề nêu rõ yêu cầu kể, nội dung và đối tượng kể.

Ví dụ 1: Bằng tình yêu và sự kính trọng của mình với mẹ, em hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với mẹ.

Ví dụ 2: Từ những trải nghiệm trong cuộc sống tình bạn, em hãy viết bài văn kể lại kỉ niệm sâu sắc với một người bạn của mình.

->Với dạng đề này, HS căn cứ vào yêu cầu, nội dung và đối tượng kể được nêu ra ở đề bài , hồi tưởng lại một trải nghiệm đã qua rồi kể.

b. Dạng đề mở: là dạng đề chỉ nêu yêu cầu kể về một trải nghiệm của bản thân mà không nêu nội dung và đối tượng kể.

Ví dụ: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ nhất của em.

->Với dạng đề này, HS có thể tùy ý lựa chọn nội dung trải nghiệm (vui, buồn, khiến bản thân thay đổi) và đối tượng kể: trải nghiệm đó xảy ra có liên quan đến người thân trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,..) hoặc bạn bè, thầy cô,…nhưng phải là trải nghiệm ấn tượng và đáng nhớ nhất.

II/ Phương pháp làm bài văn kể lại một trải nghiệm

1/ Phương pháp chung:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

-Lựa chọn đề tài:

-Thu thập tư liệu

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

a/Tìm ý:

- Em nhớ và định kể lại trải nghiệm gì?

- Trải nghiệm xảy ra trong tình huống (hoàn cảnh: thời gian, địa điểm) nào?

-Những ai có liên quan đến trải nghiệm đó? Họ đã nói và làm gì?

- Sự việc nào đã xảy ra trong trải nghiệm đó? Và được giải quyết ra sao?

- Trải nghiệm ấy đem lại cho em cảm xúc, thái độ, ấn tượng gì? (vui vẻ, hạnh phúc, buồn, tiếc nuối, khiến em thay đổi, tự hoàn thiện bản thân…). Vì sao có được những cảm xúc, thái độ, ấn tượng đó?

- Từ trải nghiệm, em rút ra cho mình bài học gì?

b/ Lập dàn ý:

b.1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về trải nghiệm em sẽ kể.

Ví dụ: Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi.

Ta có thể mở bằng theo 2 cách sau:

Mở bài trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp về trải nghiệm.

Tuổi thơ của tôi là cả một bầu trời kỉ niệm đầy nắng gió với những cánh diều bay khắp triền đê. Nơi ấy, tôi đã có thời thơ ấu thật đẹp bên tiếng sáo diều, nó như chắp cánh cho tâm hồn tôi.

Mở bài gián tiếp:

*Từ hiện tại nhớ lại trải nghiệm trong quá khứ:

Ví dụ: Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp sáu rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.

* Từ một trải nghiệm ở hiện tại nhớ về trải nghiệm trong quá khứ:

Ví dụ: Chiều hôm nay, trời lại mưa to, ngồi trong nhà nhìn ra màn mưa trắng xóa, những kí ức về tuổi thơ năm nào lại dội về trong tâm trí tôi. Kí ức của những cảm giác sung sướng, hồ hởi về những lần tắm mưa hồi đó mãi không phai mờ.

* Từ những trải nghiệm chung rồi đi đến những trải nghiệm riêng theo yêu cầu của đề bài:

Ví dụ: Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần….đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc trở thành một kỉ niệm khiến tôi không thể quên.

* Thông qua lời câu hát, câu ca dao hoặc một câu nói cùng chủ đề…rồi kể về trải nghiệm của mình:

Ví dụ: “ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, để trở về với giấc mơ ngày xưa…”. Lời của câu hát được trích từ ca khúc “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”của ca sĩ Lynk Lee là nỗi lòng chung của mỗi chúng ta. Nỗi lòng ấy chẳng có gì lạ khi những ngày tháng tuổi hồng mộng mơ ấy quá đẹp đẽ, qua tuyệt vời. Và còn lung linh hơn khi nó đã trôi qua không trở lại. Nó chỉ có thể trở lại trong hồi tưởng của mỗi người. Cũng như em, em lại nhớ mãi về kỉ niệm…năm đó.

b.2.Thân bài: Kể chi tiết, cụ thể về trải nghiệm

- Tình huống: (hoàn cảnh: địa điểm và thời gian) xảy ra trải nghiệm, các nhân vật có liên quan.

Lưu ý: Khi làm bài các em nhớ đan xen các yếu tố miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, con người.

- Diễn biến của trải nghiệm: (từ sự việc mở đầu-> sự việc tiếp diễn-> sự việc cao trào-> sự việc kết thúc)

- Điều đặc biệt của trải nghiệm đó khiến em (vui vẻ, hạnh phúc, buồn,…)nhớ nó đến tận bây giờ hoặc khiến em thay đổi, tự hoàn thiện bản thân mình.

Lưu ý: Khi làm bài các em nhớ kết hợp yếu tố miêu tả +biểu cảm (người viết trực tiếp tham gia trải nghiệm nên dễ dàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,..Tuy nhiên sử dụng hợp lí, tránh lạm dụng làm mất đi yếu tố tự sự của dạng bài.

b.3.Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân hoặc bài học rút ra từ trải nghiệm ấy.

Ví dụ:

-Nêu ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân:

Ví dụ: Kỉ niệm đó là mảnh ghép đẹp nhất, trân quý nhất của em về những ngày tháng tuổi thơ đã trôi qua. Bây giờ, em đã lớn lũ bạn em cũng chẳng còn í ới gọi nhau đi thả diều như ngày trước, nhưng trong tâm trí em những cánh diều vẫn là những kí ức đẹp, gợi nhớ đến những kỉ niệm ngọt ngào nhất của thời thơ ấu.

Lưu ý: Đối với trải nghiệm khiến em vui vẻ, hạnh phúc, đáng nhớ->rút ra ý nghĩa với bản thân: động viên, khuyến khích, động lực, điểm tựa tinh thần,…để bản thân hướng tới những điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống.

-Bài học rút ra từ trải nghiệm ấy:

Ví dụ: Các bạn ạ! Khi hiểu lầm ai đó, có thể ta sẽ nuối tiếc, ân hận mãi vì sự thiếu sót của bản thân mình. Hãy xem như đó là một bài học, một kinh nghiệm để sống tốt hơn nha bạn. Từ những hiểu lầm đó, bạn nên học cách thay đổi bản thân theo hướng tích cực để hoàn thiện chính mình.

Lưu ý: Với những trải nghiệm buồn, tiếc nuối,…thì rút ra bài học, kinh nghiệm, lời nhắc nhở để bản thân tự thay đổi, tự hoàn thiện mình hơn nữa trong cuộc sống.

- Vừa nêu ý nghĩa của trải nghiệm vừa rút ra bài học từ trải nghiệm ấy:

Ví dụ: Đó thực sự là một câu chuyện buồn với tôi. Từ đó, tôi rút ra được bài học cho bản thân mình rằng “Phải biết vâng lời người lớn, biết tự chăm lo cho bản thân mình, không nên để người khác lo lắng”. Bài học ấy đã giúp tôi thêm kính trọng, yêu thương ông bà hơn, giúp tôi trưởng thành hơn.

Bước 3: Viết bài

- Nhất quán về ngôi kể: xưng tôi hoặc em.

- Xây dựng được cốt truyện

- Sắp xếp các sự việc hợp lí theo trình tự hợp lí

- Đan xen các yếu tố miêu tả

- Thể hiện được cảm xúc của người viết

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

3. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (cho HS về nhà làm)

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Sản phẩm học tập:Kết quả của HS.

Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS làm theo các bước:

Chuẩn bị trước khi viết.

2. Tìm ý và lập dàn ý.

3. Viết bài

HS viết bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem trọn bộ

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Tài liệu ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn. Hy vọng đây là tài liệu hay cho các em tham khảo, ôn tập trong thời gian nghỉ hè.

Ngoài ra chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 7, đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Đánh giá bài viết
4 335
Sắp xếp theo

    Khảo sát CL đầu năm lớp 7

    Xem thêm