Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thầy cô hãy chia sẻ cách khai thác các dạng học liệu số?

Đáp án Module 9

Đáp án câu hỏi Thầy cô hãy chia sẻ cách khai thác các dạng học liệu số? Để trả lời và hiểu rõ được câu hỏi này, mời các bạn tham khảo đáp án dưới đây để hoàn thành Bài tập cuối khóa module 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học/THCS/THPT” thêm chính xác và giúp các bạn đạt điểm cao hơn.

Câu hỏi: Thầy cô hãy chia sẻ cách khai thác các dạng học liệu số?

Trả lời:

Học liệu số (hay học liệu điện tử) là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: Giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm mô phỏng và các học liệu được số hóa khác.

Việc tìm kiếm thông tin, học liệu số là một kĩ năng quan trọng để hỗ trợ giáo viên trong việc khai thác học liệu số, thực hiện các chuỗi các hoạt động trong kế hoạch bài dạy. Có thể tiến hành theo 5 bước dưới đây để tìm kiếm thông tin, học liệu số bao gồm cả việc kiểm tra, đánh giá kết quả tìm kiếm thông tin, học liệu số:

Thầy cô hãy chia sẻ cách khai thác các dạng học liệu số?

Bước 1: Phân tích mục đích và yêu cầu tìm kiếm

Việc phân tích mục đích, yêu cầu tìm kiếm nên căn cứ vào phần nội dung kiến thức của yêu cầu cần đạt. Đây là cơ sở để xác định từ khoá cho câu lệnh cần dùng để tìm kiếm. Tiếp theo, cần xác định dạng học liệu số sẽ dùng trong tổ chức hoạt động học: hình ảnh, hình ảnh động, hay video,…

Bước 2. Diễn đạt cú pháp của câu lệnh tìm kiếm

Cú pháp của câu lệnh tìm kiếm là cách thức mà người dùng sử dụng để liên kết các từ/thuật ngữ/khái niệm từ khoá một cách phù hợp. Để có được câu lệnh tìm kiếm hiệu quả thì cần biết các “nguyên tắc tìm kiếm” của công cụ, như:

– Phần lớn các công cụ tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Không cần nhập cả một câu đầy đủ vào lệnh tìm kiếm. Thay vào đó, có thể nhập một số trong các từ/thuật ngữ/khái niệm quan trọng nhất.

– Nếu nhập nhiều từ tìm kiếm thì phạm vi tìm kiếm sẽ được thu hẹp, và ngược lại.

– Đặt từ tìm kiếm trong dấu ngoặc kép “ ” hoặc đặt dấu – giữa các cụm chữ trong từ tìm kiếm sẽ thu hẹp phạm vi tìm kiếm; Đặt dấu + phía trước các từ mà muốn từ đó phải xuất hiện; Đặt chữ AND nếu muốn nhiều thuật ngữ phải xuất hiện; Đặt chữ OR giữa các từ tìm kiếm nếu muốn một trong các thuật ngữ xuất hiện;…

– Có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm liên quan đến dạng học liệu số mà GV cần tìm giới hạn theo định dạng file (.pdf, .docx, .mp4, .gif…).

Bước 3: Phân nhóm yêu cầu thông tin tìm kiếm

Việc phân nhóm các yêu cầu về thông tin giúp GV tìm kiếm hiệu quả và nhanh chóng hơn. Sự phân nhóm có thể bao gồm:

– Loại thông tin cần tìm sẽ thuộc chủ đề rộng hay hẹp, khái quát hay chuyên sâu.

– Từ/thuật ngữ/khái niệm định dùng trong câu lệnh cần điều chỉnh phù hợp để hạn chế nhiều cách hiểu do tính đa nghĩa của ngôn ngữ.

Bước 4: Chọn công cụ/phần mềm tìm kiếm phù hợp

Có thể linh hoạt trong chọn các công cụ tìm kiếm khác nhau để đạt được mục đích đặt ra đồng thời tích luỹ kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng tìm kiếm. Các công cụ phổ biến đối với GV hiện nay là Google và các trang web chuyên ngành, kho dữ liệu của Bộ GDĐT hoặc các nhà xuất bản,… Ngoài ra, GV có thể tìm sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm hơn trong việc tìm kiếm thông tin có liên quan.

Bước 5. Đánh giá kết quả tìm kiếm

Lượng thông tin trên Internet rất phong phú, rất có lợi cho người tìm tin. Tuy nhiên, với bất kì thông tin nào tìm được trên Internet đều cần phải được đánh giá, kiểm tra độ khách quan, cập nhật và tính bản quyền… Việc đánh giá thông tin cần căn cứ vào:

– Kết quả tự kiểm chứng thông tin (đã trình bày ở mục 2.4.1.1) trong đó trước tiên nên tìm hiểu địa chỉ trang web thông tin;

– Sự phù hợp giữa thông tin với mục tiêu và nội dung dạy học;

– Thông tin về trình độ, thái độ và thành kiến của tác giả/nhóm tác giả/tổ chức công bố hay quản lí nguồn thông tin;

– Tính cập nhật của thông tin (thời điểm công bố thông tin, nội dung của thông tin)

– Tính sở hữu hay bản quyền của thông tin và sự cho phép khai thác, sử dụng nhằm mục đích dạy học, giáo dục trực tiếp cho học sinh.

Nếu kết quả tìm kiếm chưa đạt so với yêu cầu, GV hãy xem xét lại các bước mình đã thực hiện, diễn đạt lại câu lệnh tìm kiếm, sử dụng các từ tìm kiếm khác, hoặc thậm chí xem xét lại nhu cầu thông tin của mình.

Có nhiều cách để khai thác các dạng học liệu số trong hoạt động dạy học. Dưới đây là một số cách thường được sử dụng:

- E-books và tài liệu điện tử: Sử dụng sách điện tử và tài liệu điện tử để cung cấp cho học sinh tài liệu tham khảo và học liệu bổ sung. Các học liệu này có thể được truy cập trên các nền tảng trực tuyến, ứng dụng di động hoặc máy tính bảng. Giáo viên có thể chỉ định học sinh đọc và nghiên cứu các tài liệu này để nắm vững kiến thức và khám phá thêm thông tin.

- Phần mềm giáo dục: Sử dụng phần mềm giáo dục để tạo ra các hoạt động trực quan. Các phần mềm như Kahoot!, Quizlet, Nearpod và EdPuzzle cho phép giáo viên tạo câu hỏi, bài tập, trò chơi và video giáo dục để hỗ trợ quá trình học tập.

- Ứng dụng di động: Sử dụng ứng dụng di động để cung cấp học liệu và hoạt động thực hành. Có nhiều ứng dụng di động phổ biến như Quizlet, Duolingo, Photomath và Anki có thể giúp học sinh ôn tập từ vựng, học ngôn ngữ, giải toán và nắm vững kiến thức.

Trên đây là câu hỏi Thầy cô hãy chia sẻ cách khai thác các dạng học liệu số? Hi vọng các tài liệu này sẽ giúp ích đối với thầy cô!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    Hay ạ

    Thích Phản hồi 03/08/22
    • Gà Bông
      Gà Bông

      Cảm ơn ạ

      Thích Phản hồi 03/08/22
      • Laura Hypatia
        Laura Hypatia

        Hữu ích

        Thích Phản hồi 03/08/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Dành cho Giáo Viên

        Xem thêm