Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng

Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng?

1. Vai trò của giống cây trồng

- Tăng năng suất cây trồng

- Tăng chất lượng nông sản

- Tăng vụ

- Thay đổi cơ cấu cây trồng

2. Phương pháp chọn tạo giống cây trồng

Gây đột biến nhân tạo

+ Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể: tạo giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, nếp thơm TK106…; tạo giống đậu tương DT55 từ xử lí đột biến giống DT74 có thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ, chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng…

+ Phối hợp giữa lai hữu tính và phối hợp đột biến: Giống lúa A20 được tạo ra bằng lai giữa hai dòng đột biến H20 × H30.

+ Chọn giống bằng chọn lọc tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma: giống táo đào vàng được tạo ra bằng xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc cho quả to, mã đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt, có vị thơm đặc trưng.

Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có

+ Tạo biến dị tổ hợp: tạo giống lúa DT17 từ phép lai hai giống lúa DT10 × OM80 cho giống có năng suất cao, hạt gạo dài, trong, cơm dẻo.

+ Chọn lọc cá thể: giống cà chua P375 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan.

- Tạo giống ưu thế lai (ở F1): các giống ngô lai được tạo ra như: LVN10, LVN98, HQ2000 là giống ngô dài ngày, chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh; LVN20, LVN24, LVN25 là giống lai đơn ngắn ngày, chống đổ tốt, thích hợp vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt.

- Tạo giống đa bội thể: giống dâu số 12 là giống dâu tam bội (3n) được lai giữa thể tứ bội (4n - giống dâu Bắc Ninh) với giống lưỡng bội (2n) cho giống có bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao.

Trong các phương pháp chọn giống trên, phương pháp lai hữu tính vẫn được coi là phương pháp cơ bản.

Cách chọn giống tiêu

Lấy giống từ cành tược hoặc thân chính: Chọn những bụi tiêu to, mọc khoẻ xanh tốt không bị sâu bệnh có độ tuổi từ 1- 3 năm, tiến hành cắt cách mặt đất 30 - 40cm, cắt bỏ phần ngọn 15 - 20cm, lấy đoạn giữa cắt ra từng hom (5 mắt hoặc 3 - 4 mắt/hom).

Lấy giống từ dây tiêu lươn: Trong điều kiện không đủ thân chính và những gia đình ít có khả năng đầu tư chăm sóc và điều kiện vùng khô hạn thì có thể sử dụng tiêu lươn để làm giống; Cây tiêu được trồng từ hom tiêu lươn chậm cho quả hơn cây tiêu được trồng từ thân chính (thường 4 năm thì cho quả) và thường áp dụng biện pháp đôn dây vì cây thường phân cành cao; Tuy nhiên cây tiêu sinh trưởng phát triển mạnh và tuổi thọ cao (trên 30 năm), trồng bằng dây lươn cho năng suất đồng đều và không kém năng suất cây tiêu trồng từ thân chính.

Nên chọn các dây tiêu lươn phát sinh từ các mầm nách gần sát gốc của bộ khung thân chính cây tiêu trưởng thành để nhân giống (ngoài ra cũng có thể dùng tiêu dãi để làm hom)

Tiêu chuẩn hom tiêu giống: Chọn đoạn hom có màu xanh nhạt, đường kính hom 5 - 7mm, dùng dao sắc để cắt hom, Cắt hom vào lúc trời mát (sáng sớm hoặc chiều mát), hom giống có từ 3 - 4 mắt, vết cắt xéo, sắc gọn, không bầm dập, vết cắt cách mắt hom 1,5 - 2cm; Nên cắt bớt ½ diện tích lá trên hom để hạn chế mức độ thoát hơi nước

Cách chọn giống sầu riêng phù hợp với khí hậu từng vùng

– Giống đầu tiên là sầu riêng ri6 hay còn gọi là 6 Ri bắt nguồn từ xã Bình Hòa Nam của huyện Long Hồ-VL tên RI 6 là đặc điểm của giống sầu riêng lại này với tên người chủ nhân của nó. Tuy nhiên nguồn gốc của nó cũng có nhiều vấn đề gây tranh cãi.

Đặc điểm chính của giống này là trái tròn, cơm vàng đậm và dẻo. Mùi thơm nồng nhưng vỏ mỏng nên không bảo quản lâu được. Do đó giống này chủ yếu được bán cho thị trường trong nước. Hiện nay giống này được trồng chính ở miền Tây.

– Giống thứ 2 là sầu riêng Moonthong (Sầu riêng Thái hay sầu riêng dona theo cách gọi của nông dân Tây nguyên): giống sầu riêng thái này được du nhập về Việt theo đường không chính thống do đại tá quân đội Hai Tân nhập về từ đầu thập niên 90. Từ giống Moon ở đây mà miền tây mới có và nhân ra rộng rãi rồi mỗi nơi đặt 1 tên khác nhau nhưng hay gọi chung là sầu riêng Thái. Sau đó anh Cường Donatechno nhập giống này về Long Khánh-ĐN và lấy tên Dona rồi phát triển các dự án trồng trọt trên Tây nguyên nên giờ cũng còn rất nhiều người dân nhầm lẫn về giống. Trong giai đoạn năm 2000 thì sầu riêng Dona triển khai không chỉ sầu riêng trên Tây nguyên mà còn cả Xoài thái, mít…

Đặc điểm chính của giống này là da trái xanh, hơi dài, cơm dẻo ráo, vị thơm vừa, vỏ dày bảo quản lâu nên thích hợp xuất khẩu(hiện nay thị trường chính là Trung Quốc). Cây được trồng nhiều tại Miền Đông, Tây Nguyên và cả miền Trung. Đặc điểm của giống sầu riêng này là ở miền Tây hay Miền đông mà nó thụ phấn với Chanee thì đúng 4 tháng sẽ thu hoạch, còn Tây nguyên thì 4,5-5 tháng mới được thu.

– Ngoài ra còn có nhiều giống sầu riêng nội cho chất lượng ngon như sầu riêng sữa hạt lép cơm vàng 9 Hóa (đây là giống bom xịt nhất VN vì nó được chọn là giống quốc gia nhưng lại không thể phát triển rộng vì chín xong là nhão rất nhanh, hiện nay giống này chỉ còn Ba Đảo-BP là phát triển được chứ những vườn nhỏ khác người ta chặt bỏ hết rồi, dân gọi nó là giống Chín Quá. Sầu riêng Út Thủy (trồng miền Đông, Tây nguyên thì sượng cứng như đá), sầu riêng chuồng bò, hay là khổ qua xanh, khổ qua vàng…

Cơ cấu trồng

+ Tây Nguyên, miền Đông thì trồng chính sầu riêng dona (Sầu riêng moonthong) do đất rộng, cây thích hợp hơn so với sầu riêng RI6 và có khả năng xuất khẩu cao.

+ Miền Tây đất hẹp thì tập trung trồng giống sầu riêng RI6 để bán trong nước (theo cảm nhận cá nhân thì sầu riêng Ri6 người biết ăn sầu riêng sẽ thích hơn).

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 63
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Công nghệ 7

    Xem thêm