Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2016 - 2017

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 năm học 2016 - 2017 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc bao gồm các dạng bài tập trọng tâm, các đề mẫu môn Ngữ văn dành cho các bạn học sinh lớp 7, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị cho bài thi học kì II sắp diễn ra. Đồng thời đây là tài liệu hữu ích cho các thầy cô khi ra đề thi cho các em học sinh. Mời các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tải về bản đầy đủ.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 7

8 Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

I) Phần văn bản

Định nghĩa về tục ngữ

Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:

  • Quy luật của thiên nhiên.
  • Kinh nghiệm lao động sản xuất.
  • Kinh nghiệm về con người và xã hội.

1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

a. Nghệ thuật:

  • Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
  • Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
  • Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

b. Ý nghĩa văn bản:

Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.

2. Tục ngữ về con người và xã hội.

a. Nghệ thuật.

  • Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
  • Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ,...
  • Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

b. Ý nghĩa văn bản:

Không ít câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế.

3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ chí Minh)

a. Nghệ thuật:

Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện:

  • Lứa tuổi.
  • Nghề nghiệp.
  • Vùng miền...

Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm..), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ...đến...)

Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu tên các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.

b. Ý nghĩa văn bản.

Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

4. Đức tính giản dị của Bác Hồ. (Phạm Văn Đồng)

a. Nghệ thuật:

Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.

Lập luận theo trình tự hợp lí.

b. Ý nghĩa văn bản.

Ca ngợi phẩm chất cao đẹp , đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài tập về việc học tập, rèn luyện nói theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh.

5. Ý nghĩa của văn chương. (Hoài Thanh)

a. Nghệ thuật :

Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục, Có cách dẫn chứng đa dạng: Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn.

Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.

b. Ý nghĩa văn bản :

Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương..

6. Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

a. Nghệ thuật:

  • Xây dựng tình huống tương phản- tăng cấp và kêt thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động.
  • Lựa chọn ngôi kể khách quan.
  • Lựa chọn ngôi kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.

b Ý nghĩa văn bản: Phê phán thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc; đồng cảm xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

7. Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)

a. Nghệ thuật.

Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, giàu chất thơ.

Yếu tố miêu tả tái hiện âm thanh, cảnh vật con người một cách sinh động.

b. Ý nghĩa văn bản.

Qua ghi chép một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, tự hào về ca Huế, một di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc, nhắc nhở chúng ta phải biết giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.

Đánh giá bài viết
22 4.969
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 7

Xem thêm