Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Trưng Vương năm học 2017 - 2018

Đề kiểm tra 45 phút Địa lý 10

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Trưng Vương năm học 2017 - 2018 là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô trong quá trình giảng dạy, ôn luyện kiến thức Địa lý 10 kì 1 đồng thời giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra 1 tiết kì 1 Địa 10 khác nhau.

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Theo các phân loại của Alixốp, số lượng các đới khí hậu trên Trái Đất là:

A. 6 đới B. 4 đới C. 7 đới D. 5 đới

Câu 2: Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào:

A. Nguồn gốc hình thành Trái Đất

B. Nghiên cứu đáy biển sâu

C. Những nũi khoan sâu trong lòng đất

D. Nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất

Câu 3: Các đối tượng địa lí nào sau đây thuờng được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu:

A. Các dãy núi

B. Các điểm dân cư

C. Các đường ranh giới hành chính

D. Các hòn đảo

Câu 4: Lớp nhân ngoài của Trái Đất có đặc điểm là:

A. Vật chất tồn tại ở trạng thái lỏng

B. Tất Vật chất tồn tại ở trạng thái rắn

C. Độ sâu từ 2900 đến 5100KM

D. Áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm

Câu 5: Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm là:

A. Ngược với hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

B. Từ đông sang tây

C. Thuận chiều kim đồng hồ

D. Ngược chiều kim đồng hồ

Câu 6: Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:

A. Phân bố theo tuyến

B. Phân bố phân tán, lẻ tẻ

C. Phân bố ở phạm vi rộng

D. Phân bố tập trung theo điểm

Câu 7: Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là:

A. Gió Tây ôn đới

B. Gió đất, gió biển

C. Gió mùa

D. Gió Mậu dịch

Câu 8: Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Nam các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng:

A. Về phía bên trên theo hướng chuyển động

B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động

C. Về phía bên phải theo hướng chuyển động

D. Về phía xích đạo

Câu 9: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do:

A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông

B. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông

D. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi

Câu 10: Các dạng kí hiệu thường được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là:

A. Hình học, chữ, kí hiệu

B. Hình học, chữ, tượng hình

C. Chữ, tượng hình, kí hiệu

D. Hình học, chữ, đường

Câu 11: Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là:

A. Dòng sông, dòng biển.

B. Các dãy núi, dòng sông.

C. Hướng gió, dòng biển.

D. Hướng gió, các dãy núi.

Câu 12: Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các quá trình:

A. Phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, tạo núi

B. Vận chuyển, bồi tụ

C. Phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ

D. Vận chuyển, tạo núi

Câu 13: Theo qui ước nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua đường chuyển ngày quốc tế thì:

A. Tăng thêm hay lùi lại 1 ngày lịch là tuỳ qui định của mỗi quốc gia

B. Lùi lại 1 ngày lịch

C. Không cần thay đổi ngày lịch

D. Tăng thêm 1 ngày lịch

Câu 14: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:

A. Phân bố theo những điểm cụ thể

B. Phân bố không đồng đều

C. Phân bố với phạm vi rộng rải

D. Phân bố theo dải

Câu 15: Trong phương pháp kí hiệu, các kí hiệu biểu hiện tượng, đối tượng có đặc điểm:

A. Đặt tùy ý vào vị trí nào đó trên bản đồ

B. Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được 1 hay nhiều hơn các đối tượng

C. Đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ

D. Thể hiện cho 1 phạm vi lãnh thổ rất rộng

Câu 16: Gió Tây ôn đới có nguồn gốc xuất phát từ:

A. Các khu áp cao ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới

B. Các khu áp cao ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo

C. Các khu áp thấp ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo

D. Các khu áp thấp ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới

Câu 17: Khi nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến khí áp:

A. Chỉ giảm khi nhiệt độ tăng lên chưa đạt đến 30oC

B. Tăng lên

C. Không tăng, không giảm

D. Giảm đi

Câu 18: Thành phần cấu tạo của mỗi thiên hà bao gồm:

A. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi

B. Các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ

C. Các hành tinh và các vệ tinh của nó

D. Các thiên thể, khí, bụi

Câu 19: Giờ quốc tế được lấy theo giờ của:

A. Múi giờ số 23

B. Múi giờ số 1

C. Múi giờ số 7

D. Múi giờ số 0

Câu 20: Chuyển động biểu kiến là:

A. Một loại chuyển động chỉ có ở Mặt Trời

B. Chuyển động có thực của Mặt Trời

C. Chuyển động không có thực của Mặt trời

D. Chuyển động có thực nhưng không thể quan sát thấy

Câu 21: Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở vị trí:

A. Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo

B. Trung tâm các lục địa

C. Ngoài khơi đại dương

D. Ven bờ đại dương

Câu 22: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là:

A. 149,6 triệu km

B. 149,6 nghìn km

C. 140 triệu km

D. 149,6 tỉ km

Câu 23: Nguyên nhân khiến ngày và đêm luân phiên xuất hiện trên Trái Đất là:

A. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục

B. Các tia sáng từ Mặt Trời chiếu song song

C. Trái Đất hình cầu

D. Trái Đất tự quay

Câu 24: Quá trình phong hoá được chia thành:

A. Phong hoá quang học, phong hoá hoá hoc, phong hoá sinh học

B. Phong hoá lí học, phong hoá hoá hoc, phong hoá địa chất học

C. Phong hoá lí học, phong hoá cơ học, phong hoá sinh học

D. Phong hoá lí học, phong hoá hoá hoc, phong hoá sinh học

Câu 25: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh:

A. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí

B. Học thay sách giáo khoa

C. Thư giản sau khi học xong bài

D. Xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ học trong bài

Câu 26: Các loại gió nào dưới đây mang mưa nhiều cho vùng chúng thổi đến

A. Gió Tây ôn đới và gió fơn.

B. Gió fơn và gió Mậu Dịch.

C. Gió Mậu Dịch và gió Tây ôn đới.

D. Gió Tây ôn đới và gió mùa.

Câu 27: Frông lạnh là

A. frông hình thành ở miền có khí hậu lạnh.

B. frông hình thành khi khối không khí lạnh đảy lùi khối không khí nóng.

C. frông hình thành khi 2 khối không khí lạnh tiếp xúc với nhau.

D. frông hình thành khi khối không khí nóng đẩy lùi khối không khí lạnh.

Câu 28: Miền có frông đi qua thường mưa nhiều do

A. có sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.

B. frông tiếp xúc với bề mặt trái đất, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.

C. dọc các frông là nơi chứa nhiều hơi nước nên gây mưa.

D. dọc các frông có gió to, đẩy không khí lên cao, gây mưa.

PHẦN II: TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 1: Thế nào là ngoại lực? Nguyên nhân sinh ra ngoại lực? (2 đ)

Câu 2: Trình bày nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí trên trái đất? (1đ)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 10

    Xem thêm