Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Ngữ Văn huyện Bình Giang năm 2014 – 2015
Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Ngữ Văn
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm học 2014 - 2016 của phòng GD & ĐT Bình Giang có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn tập lại kiến thức nhằm đạt kết quả tốt trong học tập. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm học 2015 - 2016 trường THCS Sơn Hà, Phú Yên
ĐỀ THI GIỮA KÌ HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (3 điểm):
a) Chép theo trí nhớ bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.
b) Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ em vừa chép?
c) Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ?
Câu 2 (2 điểm):
a) Thế nào là quan hệ từ?
b) Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau và cho biết ý nghĩa của mỗi cặp quan hệ từ đó?
Tuy...nhưng...
Vì...nên...
Câu 3 (5,0 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
Câu 1:
a) Chép chính xác bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. (1,0 điểm)
Lưu ý: sai một từ thì trừ 0,25 điểm.
b) Nội dung: Từ vịnh bánh trôi, bài thơ thể hiện thái độ trân trọng vẻ đẹp, tấm lòng son sắt, thuỷ chung của người phụ nữ và niềm cảm thương cho số phận truân chuyên, chìm nổi, bị lệ thuộc của họ. (1,0 điểm)
Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng nêu đúng nội dung vẫn cho điểm tối đa.
c) Các cặp từ trái nghĩa: nổi- chìm; rắn – nát. (1,0 điểm)
(Tìm đúng mỗi cặp cho 0.5 điểm)
Câu 2:
- Khái niệm: Quan hệ từ là những từ biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hoặc giữa câu với câu trong đoạn. (0,5 điểm)
- Đặt 2 câu với hai cặp quan hệ từ: Tuy... nhưng; Vì ... nên. (1,0 điểm)
- Nêu được ý nghĩa của mỗi cặp quan hệ từ:
- Tuy... nhưng...=> quan hệ tương phản. (0,5 điểm)
- Vì... nên...=> quan hệ nhân quả. (0,5 điểm)
Câu 3:
a. Yêu cầu về hình thức: (1,5 điểm)
- Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
- Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn biểu cảm.
- Cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng
b. Yêu cầu về nội dung:
Tình cảm trân trọng, yêu quý một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...)
Mở Bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu khái quát về người thân và tình cảm của em.
Thân Bài:
- Cảm xúc về hình ảnh người thân (kết hợp tả, giới thiệu một vài đặc điểm về ngoại hình, tính cách) (1,0 điểm)
- Cảm xúc về người thân gắn với những kỉ niệm (kết hợp đan xen kể kỉ niệm đáng nhớ về người thân để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ) (1,0 điểm)
- Ý nghĩa của tình thân trong hiện tại và tương lai.
Kết Bài:
- Khẳng định lại cảm xúc, tình cảm của mình với người thân. (0,5 điểm)
- Mong ước, hứa hẹn, nhắn nhủ (nếu có) (0,5 điểm)
Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
- Điểm 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, có sáng tạo riêng; diễn đạt lưu loát, cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí.
- Điểm 4: Đáp ứng được các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả.
- Điểm 3: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục.
- Điểm 2: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài, đạt 1/2 số ý, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài
Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc... Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.