Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 THCS Hợp Lý, Hà Nam năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 THCS Hợp Lý, Hà Nam năm 2015 - 2016 có đáp án đi kèm được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 7, giúp các bạn luyện tập và rèn luyện kỹ năng môn Văn hiệu quả.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 trực tuyến năm 2014 - 2015 Trường THCS Ba Cụm Bắc

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa năm 2015 - 2016

Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

TRƯỜNG THCS HỢP LÝ

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

(NĂM HỌC: 2015 - 2016)

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 7

Câu 1: (2, 0 điểm)

a) Thế nào là đại từ? Đại từ đảm nhiệm những vai trò ngữ pháp nào?

b) Xác định đại từ trong các câu sau và cho biết đại từ được dùng để làm gì?

- Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con? (ca dao)

- Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa (Nguyễn Khuyến)

Câu 2: (3,0 điểm)

a) Hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" bằng lời văn của em khoảng 12 dòng.

b) Nêu ý nghĩa của văn bản trên.

Câu 3: (5 điểm)

Hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thầy (cô) mà em yêu quí.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7

Câu 1

a) Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Đại từ có thể làm chủ ngữ trong câu hoặc làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

b) Đại từ "Ai" được dùng để hỏi.

Đại từ "bác'' dùng để trỏ chung.

Câu 2

a) Tóm tắt đúng nội dung bài văn khoảng 12 câu (sai 5 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm)

b) Nêu ý nghĩa: Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc.

Câu 3

Đảm bảo bố cục 3 phần

Trình bày sạch, theo dõi được

Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm:

  • Chọn đối tượng là một người thầy (cô).
  • Cảm xúc chân thành.
  • Biết dùng phương thức tự sự và miêu tả để bộc lộ cảm xúc.

Nội dung:

a) Mở bài - Giới thiệu người thầy (cô) và tình cảm của em đối với người ấy.

b) Thân bài - Miêu tả những nét nổi bật, đáng chú ý: làn da, mái tóc, hành động,... của thầy (cô).

  • Vai trò của người thầy (cô) trong gia đình, ngoài xã hội...
  • Các mối quan hệ của người thầy (cô) đối với người xung quanh và thái độ của họ...
  • Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thầy (cô).
  • Tình cảm của em đối với người thầy (cô): Sự mong muốn và nổ lực để xứng đáng với người thầy(cô) của mình.

c) Kết bài - Khẳng định vai trò của người thầy (cô) trong cuộc sống.

  • Thể hiện lòng biết ơn, sự đền đáp công ơn đối với người thầy (cô).
Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 7

    Xem thêm