Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 12 nâng cao dành cho các lớp D (Đề 02) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013)
Vndoc.com xin gửi đến các bạn: Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 12 nâng cao dành cho các lớp D (Đề 02) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013).
Đề thi học kì I môn Ngữ Văn:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI | ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013 |
ĐỀ THI:
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày quan niệm của anh (chị) về chữ “hiếu” trong xã hội hiện đại bằng một bài văn khoảng 400 từ
Câu 2: (8 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh tiếng đàn và sự giã từ cuộc đời của Lorca trong đoạn thơ sau:
“không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la”
(Đàn ghita của Lor-ca – Thanh Thảo)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
Câu 1: Học sinh làm rõ quan điểm của mình bằng lập luận
Giải thích khái niệm chữ “hiếu”: Có lòng kính yêu, biết ơn, hết lòng chăm sóc cha mẹ (0,5 điểm)
Bàn luận
- Quan niệm của xã hội phong kiến: Có phần khắt khe, nhiều quy tắc hơn, trong đó con cái phải tuyệt đối tuân theo lời nói, ý muốn của cha mẹ (0,5 điểm)
- Quan niệm trong xã hội hiện đại: Cởi mở và ít những quy tắc khắt khe như trong xã hội phong kiến nhưng vẫn giữ được những đạo lý cơ bản
+ Kính trọng, vâng lời cha mẹ
+ Yêu thương, chăm sóc cha mẹ
- Dù trong xã hội tiến bộ, người con được làm theo những ý muốn của mình, được đưa ra chính kiến riêng nhưng những tư tưởng đạo lý tốt đẹp vẫn luôn được giữ gìn (1 điểm)
- Những biểu hiện tiêu cực, vi phạm vào chữ “hiếu” trong xã hội ngày nay:
+ Hỗn láo, thậm chí đánh đập, đối xử tàn nhẫn với cha mẹ
+ Chỉ quan tâm đến đời sống vật chất, thiếu vắng sự quan tâm, yêu thương với cha mẹ mình (0,5 điểm)
Ý nghĩa của vấn đề (0,5 điểm)
Câu 2: * Học sinh phân tích đoạn thơ để thấy được những nội dung cơ bản sau:
Đoạn 1 (2 điểm): từ “không ai chôn cất tiếng đàn” đến “long lanh trong đáy giếng”
+ Sự gắn bó của Lor-ca với nghệ thuật
+ Ước nguyện của Lor-ca: Hậu thế hãy quên nghệ thuật của Lor-ca để sáng tạo một nền nghệ thuật mới
+ Sự bất tử, vĩnh hằng, sức sống mạnh mẽ của nghệ thuật Lor-ca
+ Nỗi tiếc thương mà cuộc đời dành cho người nghệ sĩ
Đoạn 2 (4 điểm) : từ “đường chỉ tay đã đứt” đến “lila lila lila”:
+ Sự trái ngang trong số phận của người nghệ sĩ, khát vọng sống và sáng tạo vô cùng nhưng cuộc đời lại ngắn ngủi
+ Sự gắn bó với nghệ thuật trong hành trình đi sang cõi khác
+ Thái độ chủ động chấp nhận từ giã cõi đời như sự giã từ những hệ lụy của trần gian
+ Âm hưởng day dứt lưu luyến lặp lại để giã từ Lor-ca