Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi Olympic lớp 7 môn Ngữ văn trường THCS Kim An, Hà Nội năm 2013 - 2014

Đề thi Olympic lớp 7 môn Ngữ văn có đáp án

Đề thi Olympic lớp 7 môn Ngữ văn trường THCS Kim An, Hà Nội năm 2013 - 2014 gồm 3 câu làm trong thời gian 120 phút, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 7 muốn nâng cao khả năng học tập môn Ngữ văn, mời các bạn tham khảo. Đề thi có đáp án đi kèm, giúp các bạn học sinh có thể tham khảo những ý chính của bài một cách tốt nhất.

Đề thi Olympic môn Ngữ văn lớp 7 THCS Bình Minh, Hà Nội năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2014 - 2015 trường THCS Thái Hòa, Hải Dương

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI

TRƯỜNG THCS KIM AN

ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7

Năm học: 2013 – 2014

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút

Đề bài

Câu 1: (4 điểm)

Phân tích giá trị nghệ thuật tiêu biểu góp phần tạo nên nét đặc sắc trong đoạn thơ sau:

"Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều"

(Bài thơ Hắc Hải - Nguyễn Đình Thi)

Câu 2: (6 điểm)

Em có suy nghĩ gì khi đọc câu chuyện sau:

Bài học từ chiếc giỏ đựng than

Tại miền núi thuộc bang Kentucky, có hai ông cháu sống cùng nhau. Vào mỗi buổi sáng,người ông đều thức dậy sớm ngồi vào bàn ăn để đọc sách, dù những cuốn sách này đã rất cũ kỹ. Cậu cháu trai thấy vậy, cũng bắt chước ông mình đọc sách.

Một ngày cậu hỏi ông mình:

- "Ông ơi, cháu đã cố gắng đọc những quyển sách như ông nhưng vẫn không thể hiểu nó. Có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại thì quên nó ngay: Vậy đọc sách có lợi ích gì đâu?"

Người ông liền đứng dậy, lấy hết than trong giỏ đặt vào lò và nói:

- "Cháu hãy mang giỏ đựng than này ra ngoài sông và mang nứơc về giúp ông nhé!"

Cậu bé làm theo lời người ông, nhưng toàn bộ nước chảy ra ngoài giỏ hết trước khi cậu quay về đến nhà. Người ông liền cười và nói: "Lần sau cháu cần đi nhanh hơn nữa". Rồi người ông lại đưa cho cậu bé cái giỏ để đi lấy giỏ nước khác.

Lần này, cậu bé chạy nhanh hơn, nhưng cái giỏ đã trống rỗng khi cậu về đến nhà. Thở không ra hơi, cậu nói người ông rằng:

- "Chúng ta không thể đựng nước trong cái giỏ này được", và cậu định đi lấy cái xô để chứa nước.

Người ông liền nói: "Ông không muốn đựng nước trong chiếc xô này, mà là trong chiếc giỏ kia. Cháu có thể làm được điều này, mà do cháu chưa cố gắng hết sức đấy thôi". Người ông lại đưa cái giỏ và bảo cậu bé ra ngoài sông lấy nước lần nữa. Mặc dù cậu biết điều đó không thể nhưng không muốn cãi lời ông mình. Cậu cố chạy nhanh hết sức, nước vẫn chảy hết ra ngoài giỏ trước khi cậu về đến nhà. Cậu bé nói: "Ông nhìn này, thật là vô ích!"

- "Con nghĩ nó vô ích? Hãy nhìn vào chiếc giỏ kia!", người ông nói.

Cậu bé nhìn vào chiếc giỏ và lần đầu tiên cậu nhận thấy rằng chiếc giỏ trông thật khác. Thay vì một chiếc giỏ đựng than cũ kỹ và bẩn, nó lại trông sạch sẽ.

"Đó là tất cả những gì xảy ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ mọi thứ, nhưng khi đọc sách, sách sẽ làm thay đổi bên trong tâm hồn của cháu, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy.

(Phỏng theo Mực Tím)

Câu 3: (10 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ trong hai bài thơ: Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh) (Ngữ Văn 7, tập 1)

————————-Hết-—————————

Người ra đề: Nguyễn Thị Tú Uyên

Người kiểm tra: Lê Ngọc Bích

Đáp án đề thi Olympic lớp 7 môn Ngữ văn

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: (4 điểm): Bài làm học sinh cần trình bày được các ý sau:

1. Nghệ thuật (2,5 điểm) – mỗi ý 0,5 điểm

  • Từ ngữ cảm thán "ơi" => bộc lộ cảm xúc thiết tha, tự hào về Tổ quốc VN thân yêu
  • Từ láy: mênh mông, rập rờn => gợi tả không gian rộng lớn, bao la của cánh đồng lúa
  • Đảo ngữ: "mênh mông biển lúa" => nhấn mạnh không gian rộng lớn của cánh đồng
  • So sánh "đâu trời đẹp hơn" => lòng tự hào về đất nước VN
  • Thể thơ lục bát quen thuộc
  • Dùng từ Hán Việt "Trường Sơn" => Tình cảm trang trọng

2. Nội dung: (1,5 điểm)

  • Đoạn thơ ca ngợi đát nước VN rộng lớn, giàu đẹp, nên thơ, trù phú cùng với vẻ đẹp hùng vĩ "đỉnh Trường Sơn". Đó chính là tình cảm yêu mến thiết tha, lòng tự hào về Tổ quốc VN thân yêu.

Câu 2: Bài học từ chiếc giỏ đựng than:

* Yêu cầu về kĩ năng: (0,5 điểm)

  • Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí.
  • Hệ thống ý (luận diểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
  • Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.

* Yêu cầu về nội dung: (5 điểm)

  • Nhận xét khái quát câu chuyện:
    • Với chiếc giỏ đựng than cùng với việc chỉ dẫn khéo léo và dễ hiểu của mình,người ông trong câu chuyện đã từ từ dẫn dắt người cháu đến được điều mình muốn nói:hãy biết chân trọng và nâng niu những cuốn sách bởi sách rất có ích trong cuộc sống của chúng ta. (1 điểm)
  • Bài học được rút ra từ câu chuyện.
    • Mỗi chúng ta cần tạo cho mình một thói quen và niềm ham mê đọc sách. (1,0 điểm)
    • Sách làm thay đổi bên trong tâm hồn con người,giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp (hs phân tích lý giải và dẫn chứng) (1 điểm)
    • Phải biết chọn sách mà đọc (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng)
    • Có tinh thần học hỏi,kiên trì rèn luyện không dấu dốt (hs phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm)
  • Liên hệ bản thân (0,5 điểm)

Câu 3. (10 điểm)

*Yêu cầu

A. Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ qua Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

B. Thân bài (9 điểm)

  • Trình bày những cảm xúc, liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở 2 bài thơ:
    • Đọc bài thơ bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta như lạc vào một nơi thiên nhiên đep đẽ, nên thơ,khoáng đạt, dịu mát,cảnh đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình;ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng,du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm....Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kỳ thú và nên thơ làm sao!Cảnh sắc thiên nhiên là suối,đá,thông,trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế! Nó là tiếng đàn muôn điệu,là nơi con người gần gũi giao hòa với thiên nhiên,thả hồn mình với những vần thơ (dẫn chứng)
    • Đến với bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp, thơ mộng;ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống.Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái.Cảnh núi rừng ở đây không có đá ,rêu,thông,trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng từ sông nước trời mây.Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong bài Bài ca Côn Sơn mà còn làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân,vì nước (dẫn chứng)
  • Trình bày những cảm xúc,liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn các nhà thơ qua 2 bài thơ:
    • Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ ,nhà thi sĩ Nguyễn Trãi:chủ động đến với thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên,yêu nhiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách,bản lĩnh kiên cường,phong thái ung dung tự tại.Ta chân trọng tâm hồn trong sạch,thanh cao qua cách xưng hô,giọng điệu, hành động,và hình ảnh thiên nhiên (dẫn chứng)
    • Bộc lộ cảm xúc,suy nghĩ của mình về tâm hồn nhà thơ,chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài Rằm tháng giêng:đó là tình yêu thiên nhiên,lòng yêu quê hương thiết tha.Cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì người càng lo lắng viêc quân sự,sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu.Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác (dẫn chứng)

C. Kết bài (0,5 điểm)

Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy nghĩ của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 Sách mới

    Xem thêm