Giáo án bài Anken
Hệ thống giáo án điện tử VnDoc.com xin gửi đến quý thầy cô giáo án môn Hóa học lớp 11 bài “Anken”. Giáo án sẽ giúp học sinh hiểu được: tính chất hóa học của anken, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa khử cũng như hiểu nguyên nhân gây ra phản ứng cộng anken... Mời các thầy cô cùng xem và tải về sử dụng cho buổi lên lớp của mình.
Giáo án bài "Anken"
BÀI 40: ANKEN
TÍNH CHẤT, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Học sinh biết:
- Tính chất hóa học của anken: phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa khử.
- Quy tắc Maccopnhicop.
- Phương pháp điều chế và một số ứng dụng của anken.
- Học sinh hiểu:
- Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng anken là do cấu tạo phân tử anken có liên kết π không bền.
- Cơ chế cộng axit vào anken.
2. Kiến thức trọng tâm:
- Phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng của anken.
3. Kĩ năng
- Viết các phương trình hóa học.
- Cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
- Quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về tính chất.
- Giải các bài tập về nhận biết etilen và tính công thức phương trình hóa học.
4. Phát triển tư duy
- Từ công thức cấu tạo suy ra tính chất hóa học.
5. Giáo dục tư tưởng, đạo đức
- Giúp học sinh thấy được những ứng dụng rộng rãi của hóa học đối với cuộc sống, từ đó các em có hứng thú với môn học hơn.
II. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại gợi mở.
- Đặt vấn đề.
- Trực quan sinh động.
III. Chuẩn bị
Chuẩn bị 5 bộ thí nghiệm (4 bộ cho 4 nhóm và 1 bộ cho GV) gồm:
- Dụng cụ: Nút cao su gắn ống dẫn khí, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm.
- Hóa chất: C2H5OH, H2SO4 đặc, cát sạch, dung dịch KMnO4, dung dịch Brom, giáo án điện tử.
- Chuẩn bị phiếu học tập.
Phiếu số 1:
Thí nghiệm 1: Phản ứng etilen tác dụng với dung dịch nước Brom
Dụng cụ...........................................................................................................................................
Hóa chất..........................................................................................................................................
Cách tiến hành.................................................................................................................................
Hiện tượng......................................................................................................................................
Giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng.............................................................................
.......................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Thí nghiệm 2: Phản ứng etilen tác dụng với dung dịch kali penmanganat
Dụng cụ...........................................................................................................................................
Hóa chất..........................................................................................................................................
Cách tiến hành.................................................................................................................................
Hiện tượng......................................................................................................................................
Giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng.............................................................................
.......................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Phiếu số 2
Bài 1
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. CH2=CH-CH2-CH3 + HI ----->
b. CH3-CH=CH-CH3 + HOH ----->
2. Xác định sản phẩm chính, sản phẩm phụ trong mỗi phản ứng (nếu có)? Dựa vào đâu để xác định như vậy?
Bài 2
1. Viết phương trình trùng hợp của mỗi chất sau:
a) CH2=CHCl b) CH2=C(CH3)2
2. Giữa phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp có gì giống và khác nhau?
IV. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
- Viết CTCT các đồng phân và gọi tên theo danh pháp quốc tế của các anken có CTCT C5H10.
- Những chất nào là đồng đẳng, đồng phân với nhau trong các chất sau:
A. CH3-CH=CH2 B. CH3-CH2-CH=CH2
C. CH3-CH=CH-CH3 D. CH2=CH(CH3)-CH3
3. Giảng bài mới